Ăn nhiều chất xơ, chọn khẩu phần nhỏ hơn và ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp kiểm soát đường huyết sau dùng bữa. Lượng đường trong máu tăng cao sau ăn rất thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Triệu chứng có thể bao gồm khát nước nhiều hơn, suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, sương mù não. Đường trong máu thay đổi đột biến sau dùng bữa nếu không được kiểm soát làm tăng nguy cơ biến chứng liên quan đến nhận thức, tim mạch, thận và các bệnh mạn tính khác. Đôi khi tình trạng tăng đường huyết sau ăn có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện một số cách đơn giản. Ăn nhiều chất xơ Chất xơ mất nhiều thời gian để phân hủy nên làm chậm quá trình hấp thụ glucose trong máu, ngăn ngừa lượng đường thay đổi đột ngột. Thực phẩm giàu chất xơ gồm ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, đậu Hà Lan, bông cải xanh, hạt chia... Thêm chúng vào bữa ăn hàng ngày để giữ đường huyết ở mức ổn định. Đi bộ ngắn Đây là thói quen lành mạnh với nhiều người vì nó hỗ trợ đốt cháy lượng glucose dư thừa từ bữa ăn. Đi bộ 5-10 phút hoặc đứng lên sau bữa ăn có thể giúp ích. Ưu tiên trong khoảng 60-90 phút sau dùng bữa. Giảm khẩu phần ăn Ăn lượng lớn thực phẩm, nhất là các món chứa carbohydrate, có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng đột biến. Người bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường cần theo dõi lượng carbohydrate tiêu thụ trong mỗi bữa. Ăn nhiều thực phẩm chứa ít hoặc không carbohydrate hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để tránh tăng đường máu sau ăn, người bệnh dùng nhiều bữa nhỏ, chia nhiều lần trong ngày thay vì ăn quá nhiều trong một bữa. Tránh ngồi nhiều một chỗ Ngồi trong thời gian dài, nhất là sau ăn, có thể liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe, bao gồm cả lượng đường trong máu cao. Người bệnh tiểu đường nên đứng hoặc đi lại thư giãn để tiêu hao năng lượng. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp Chỉ số đường huyết (GI) là công cụ đo lường để phân loại thực phẩm có chứa carbohydrate theo khả năng làm tăng lượng đường trong máu. GI càng thấp càng ít tác động đến đường huyết hơn. Thực phẩm có GI thấp, tức từ 55 trở xuống (trung bình 55-69, cao là từ 70 trở lên), phải được ưu tiên để kiểm soát lượng đường trong máu. Chúng bao gồm táo, bưởi, cam, đào, lê, dưa leo, cần tây... Ngủ đủ giấc Người bệnh nên duy trì ngủ 8-9 giờ mỗi ngày. Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau, bao gồm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường type 2. Nó cũng ảnh hưởng đến hormone điều chỉnh cảm giác no, khiến một người có xu hướng ăn nhiều hơn. Uống đủ nước Uống nước thường xuyên có thể bù nước cho máu, giảm lượng đường trong máu và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài việc ngăn ngừa mất nước, nó còn hỗ trợ thận thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu. Ưu tiên chọn nước lọc và trà thảo dược để tránh nạp thêm đường. Kiểm soát căng thẳng Mức độ căng thẳng cao có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Các biện pháp kiểm soát căng thẳng bao gồm thực hành các bài tập thiền, yoga và thở chánh niệm thường xuyên. Duy trì các hoạt động thiên về sở thích như nghe nhạc, đọc sách hỗ trợ người bệnh tốt hơn.
16/10/2024
Đọc thêm »Loại quả này phổ biến trong thực đơn giảm cân, giúp hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường, nhưng không phải ai cũng biết nên uống thế nào để tốt cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng của hạt chia giúp hạ đường huyết, an toàn cho người tiểu đường Hạt chia rất được mọi người ưa chuộng (Nguồn Sohu) Hạt chia chứa lượng lớn chất xơ. Sau khi hấp thụ nước, hạt có thể nở ra gấp 10 lần. Loại hạt này chứa nhiều axit béo Omega-3, có lợi cho việc bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, hạt chia còn là loại protein hoàn chỉnh, chứa những axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Nó còn rất giàu khoáng chất như canxi, sắt, kẽm, magie, các chất chống oxy hóa cân bằng, tác dụng làm đẹp da, cải thiện khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh loãng xương, cải thiện nồng độ đường trong máu. Hạt chia nằm trong danh sách các loại siêu thực phẩm. Chúng có nhiều thuộc tính chữa bệnh và có nhiều lợi ích với sức khỏe. Lợi ích của hạt chia với người bệnh tiểu đường Theo báo Sức khỏe và đời sống tham vấn y khoa BSCKII Nguyễn Thị Thanh Hải (Khoa Nội tiết - Bệnh viện 198), hạt chia không chứa gluten, dễ tiêu hóa giúp cải thiện hiệu quả khả năng dung nạp glucose và insulin. Điều này rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hạt chia chứa hàm lượng lớn chất xơ, các khoáng chất, một số chất chống oxy hóa, omega 3,… đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tất cả những chất này cũng giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn vặt và thèm đồ ngọt. Ngoài ra, khi pha hạt chia với nước, hạt chia sẽ nở ra gấp 12 lần và có một lớp gel bao phủ bên ngoài. Lớp màng nhầy này sẽ giúp lượng đường thẩm thấu điều hòa và chậm hơn. Từ đó giúp cân bằng lượng đường huyết và giảm cân. Không chỉ hỗ trợ ổn định đường huyết mà các chất béo bão hòa và protein có trong hạt chia cũng rất tốt cho tim mạch. Lợi ích của hạt chia với người bệnh tiểu đường Cách uống hạt chia giúp bảo vệ tim mạch, hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân Thời điểm thích hợp để uống hạt chia Bạn có thể uống hạt chia vào bất cứ lúc nào nhưng sẽ tốt nhất khi uống vào buổi sáng. Sau khi ngủ dậy, cơ thể bạn sẽ cần được nạp năng lượng nên thích hợp để dùng hạt chia. Lúc này cơ thể cũng sẽ dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn. Bạn cũng có thể dùng hạt chia vào các buổi khác trong ngày kể cả buổi tối. Tuy nhiên, bạn nên dùng trước khi ngủ khoảng 2 tiếng để tránh nặng bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Thời điểm thích hợp để uống hạt chia Cách pha hạt chia Chuyên gia dinh dưỡng và ẩm thực người Nhật Bản Sachiko Horie chia sẻ rằng, tỷ lệ vàng để ngâm hạt chia trong nước là 1:6. Chuyên gia cho rằng nếu ngâm hạt chia và nước với nhau theo tỷ lệ 1:6 sẽ đạt trạng thái nhớt thích hợp nhất để ăn. Bí quyết ngâm hạt chia là ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút và đợi cho đến khi hạt chia bớt cứng rồi khuấy đều. Ngoài ngâm cùng nước để uống, bạn có thể kết hợp cùng sữa tươi để tăng giá trị dinh dưỡng. Những lưu ý khi ăn hạt chia - Không tiêu thụ quá 10g hạt chia mỗi ngày. - Không nên ăn hạt chia ở trạng thái hạt khô. - Nên ngâm hạt chia trong nước nóng sẽ tốt hơn nước lạnh. - Những người bị huyết áp thấp, rối loạn tiêu hóa, đột quỵ không nên dùng hạt chia.
16/10/2024
Đọc thêm »Sữa đậu nành là loại thức uống rất bổ dưỡng mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên loại thức uống này cũng mang lại những tác dụng phụ 'đáng sợ'. Lợi ích của sữa đậu nành Sữa đậu nành được xem là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho con người. Ngoài khả năng cung cấp can-xi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột. Trong 100 ml sữa đậu nành có 58,3 kcal, 3,6 g protein, 1,9 g chất béo, 0,8 g chất xơ và 0,03 g natri. Bổ sung lượng protein cần thiết Hầu như mọi người đều cho rằng, nguồn protein mà cơ thể cần tập trung ở các loại thức ăn đến từ động vật (như thịt bò, gà, hải sản,…). Tuy nhiên, thực vật cũng là nguồn protein dinh dưỡng, điển hình là đậu nành, giúp đảm bảo được lượng calo cần thiết cho cơ thể, tránh được sự dư thừa năng lượng trở thành tích lũy gây béo phì. Đây là lựa chọn tối ưu cho việc bổ sung đủ lượng protein cho những người thường xuyên ăn chay hoặc không ăn được món thịt hay cá. Ngoài ra đậu nành còn cung cấp một số axit amin và enzyme giúp bổ sung và tăng cường hoạt động cho hệ tiêu hóa. Giúp trái tim khỏe mạnh hơn Trong thành phần của đậu nành có chứa nhiều omega 3 và omega 6 tham gia trực tiếp vào hệ tuần hoàn giúp ngăn ngừa được các hiện tượng tích lũy cholesterol trên thành mạch máu, tắc nghẽn mạch máu hay các gốc tự do. Hỗ trợ giảm cân và loại bỏ chất béo dư thừa Đậu nành có hàm lượng protein lớn rất tốt cho cơ thể, cùng với lượng chất xơ dồi dào. Hơn nữa, lượng calo trong đậu nành lại không quá cao và không chứa cholesterol có hại. Ngoài ra lượng chất xơ trong đậu nành còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế các tình trạng rối loạn tiêu hóa, rất phù hợp với những người đang có nhu cầu giảm cân, đang ăn kiêng hoặc ăn chay. Làm chậm quá trình lão hóa Nguồn vitamin dồi dào trong sữa đậu nành cũng tham gia vào quá trình ngăn ngừa lão hóa, bổ sung độ ẩm cho da, ngăn ngừa các gốc tự do,… giúp làn da được căng mịn và đàn hồi hơn. Đồng thời có thể cải thiện một số tính trạng ở tóc như giảm xơ rối, gốc tóc yếu và dễ gãy rụng, để tóc được mềm mượt và chắc khỏe hơn. Ngăn ngừa loãng xương Sữa đậu nành và các sản phẩm được làm từ đậu nành khác còn có có tác dụng hỗ trợ loãng xương ở người cao tuổi, cũng như ngăn ngừa nguy cơ loãng xương cho người trẻ. Bởi loại thực phẩm này chứa một lượng canxi vô cùng hữu ích cho xương khớp. Đây cũng là một trong những nguồn bổ sung canxi cần thiết ngoài các thực phẩm như tôm, cua,… giúp đa dạng hóa trong việc lựa chọn món ăn, đảm bảo cho người bị dị ứng hải sản hoặc ăn chay vẫn có thể bổ sung canxi mỗi ngày. Hỗ trợ cân bằng các nội tiết tố Ở giai đoạn tiền mãn kinh ở phụ nữ thường có các biểu hiện dễ rụng tóc, tóc xơ rối, da nhăn nheo, dễ cáu gắt, bốc hỏa, đổ mồ hôi, suy giảm trí nhớ,… rất cần bổ sung thêm lượng estrogen cần thiết đang dần thiếu hụt. Lượng phytoestrogen có thể trở thành nguồn bổ sung estrogen cần thiết từ bên ngoài, hỗ trợ một phần trong việc cân bằng nội tiết tố nữ, giúp tăng vòng một. Chất xơ có trong sữa đậu nành có tác dụng hạn chế hấp thụ một phần lượng đường trong máu, giúp cơ thể cân bằng và không bị thiếu hụt hormone insulin. Tác dụng phụ của sữa đậu nành Tăng nguy cơ đột quỵ Isoflavones trong sữa đậu nành có thể gây ra ức chế tiểu cầu hoặc tiểu cầu bị vón cục dẫn tới hình thành cục máu đông, làm ngăn ngừa dòng chảy của máu qua các động mạch và gây tắc nghẽn ở động mạch vành hay não. Kết quả là làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Suy tuyến giáp Isoflavone trong sữa đậu nành có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tổng hợp hormone tuyến giáp do nó ngăn chặn các enzyme peroxidase tuyến giáp. Loại hormone này có nhiệm vụ hỗ trợ iốt sản xuất hormone tuyến giáp. Do đó, nếu thiếu nó sẽ làm cho hormone tuyến giáp giảm đi, gây ra tình trạng suy tuyến giáp. Không tốt...
16/10/2024
Đọc thêm »Hai loại nước này rất quen thuộc trong cuộc sống, vô cùng tốt cho phổi, giảm ho đàm cực nhạy nhưng nhiều người thường bỏ qua! Nước chanh tươi Nước chanh tươi (không pha thêm đường) khi uống vào buổi sáng rất có lợi cho phổi. Đối với những người mắc bệnh hen suyễn hay các căn bệnh liên quan tới phổi, nước cốt chanh có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Ngoài ra, chanh là nguồn giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ độc tố và tăng cường chức năng phổi. Uống 1 cốc nước chanh vào mỗi buổi sáng sẽ giữ cho đường ruột khỏe mạnh và hỗ trợ quá trình thanh lọc phổi tự nhiên của cơ thể. Nước nghệ Củ nghệ chứa curcumin có tác dụng chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa mạnh. Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), curcumin giúp ức chế tình trạng viêm, có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe phổi và giúp loại bỏ độc tố tự nhiên. Bạn có thể mua túi trà nghệ hoặc thêm bột nghệ vào nước sôi rồi lọc để pha trà nghệ. Uống khoảng 2 đến 3 ly trà nghệ mỗi tuần sẽ là cách tốt nhất và đơn giản nhất để có được lá phổi khỏe mạnh. Chuyên gia khuyên gì để đánh vào gốc rễ 3 chứng đàm, ho, khó thở dai dẳng? Trên đài truyền hình VTV2, TS. BS Vũ Thị Khánh Vân phân tích: “Đàm, ho, khó thở dai dẳng là dấu hiệu của căn bệnh hô hấp mạn tính nguy hiểm: viêm phế quản mạn, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Nguyên nhân gốc rễ của đàm, ho, khó thở dai dẳng là quá trình viêm và mất cân bằng oxy hóa. Xu hướng hiện nay là Đông Tây Y kết hợp, dùng tây y cắt cơn, dùng đông y điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh, giúp hạn chế tái phát cơn ho đàm khó thở cấp.” Bác sĩ cho biết thêm, thuốc tây mặc dù rất hiệu quả nhưng về lâu dài có thể dẫn tới nhiều tác dụng không mong muốn cho sức khỏe. Người bệnh nên tìm kiếm thêm các giải pháp thảo dược giúp bảo vệ phổi, hỗ trợ điều trị căn nguyên gây ra đàm, ho, khó thở, từ đó hạn chế tái phát đợt cấp và biến chứng của bệnh. Nổi bật hiện nay có giải pháp đến từ cao lá hen. Đây là giải pháp vượt trội được nhiều chuyên gia hô hấp đánh giá cao và hơn 1 triệu người bệnh tin dùng. Cao lá hen - “khắc tinh số một” của đàm, ho, khó thở Lá hen vừa có tác dụng chống viêm vừa có tác dụng chống oxy hóa tác động vào đúng căn nguyên của bệnh. Nghiên cứu năm 2011 tại Ấn Độ đã chứng minh thành phần alpha và beta amyrin trong Cao Lá Hen có tác dụng chống viêm tương tự Dexamethasone - một corticoid mạnh nhưng lại an toàn, lành tính từ thảo dược. Giải pháp thảo dược cao lá hen đã được nghiên cứu lâm sàng tại 2 bệnh viện lớn là Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, Việt Nam và bệnh viện Nam California, Hoa Kỳ (do Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Xuân Ba cùng các cộng sự Đại Học Nam California nghiên cứu và thực hiện) chứng minh giúp 96,7% người dùng giảm đàm, ho, khó thở sau 30 ngày sử dụng. Kiên trì dùng từ 3 đến 6 tháng sẽ hạn chế tái phát đợt cấp của bệnh, giảm lượng thuốc cắt cơn phải sử dụng. Kết quả khả quan này được Hội đồng Y học chấp thuận đăng tải trên Thư viện Y Khoa Hoa Kỳ Pubmed và nhiều năm nay đã được các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam đón nhận, báo cáo trong các Hội Nghị Bệnh Phổi toàn quốc, mở ra một hy vọng mới cho người bị đàm, ho, khó thở lâu năm không khỏi. Thoát đàm, ho, khó thở dai dẳng nhờ thảo dược quý cao lá hen - một người khỏe, cả nhà vui! Bác Bùi Kim Cương (Yên Khánh, Bắc Giang) chia sẻ căn bệnh hen suyễn đeo đẳng suốt nhiều năm đã không ít lần khiến bác và gia đình khốn đốn. Từ một người đàn ông khỏe mạnh xông xáo, sẽ chẳng ai nghĩ có những người bác Cương thở chẳng ra hơi. Có đợt khó thở quá phải nhập viện 3 lần liên tục, mỗi lần ngót nghét nửa tháng trời. Thuốc xịt, thuốc hít với bác như vật bất ly thân, không có thì không sống nổi. “Bác sĩ cho tôi cái...
16/10/2024
Đọc thêm »Dứa là loại quả giàu dinh dưỡng, hương vị thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn dứa sai cách sẽ rất dễ rước bệnh vào người. Những lợi ích khi ăn dứa Giúp tiêu hoá dễ dàng: Ăn dứa rất hữu ích cho những người bị suy tuyến tụy không thể tạo đủ các enzyme tiêu hoá. Bạn có thể ăn dứa sau bữa ăn, hoặc thậm chí nấu dứa với cá và thịt nạc để tạo nên những món canh ngon tuyệt vời và bổ dưỡng, tác dụng kích thích tiêu hoá tốt. Giảm nguy cơ ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, enzyme bromelain trong quả dứa cũng có thể ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư vú, ung thư ở da, ống mật, hệ thống dạ dày và ruột kết. Đặc biệt, Bromelain có thể kích thích hệ thống miễn dịch sản xuất tế bào bạch cầu hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và loại bỏ những tế bào này. Tăng cường miễn dịch và kháng viêm: Dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các enzyme như bromelain có thể tăng cường khả năng miễn dịch và ngăn chặn chứng viêm. Nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em ăn dứa có nguy bị nhiễm trùng do virus và vi khuẩn thấp hơn đáng kể so với trẻ không ăn. Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp: Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng enzyme bromelain có đặc tính chống viêm và được sử dụng có hiệu quả để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Những thực phẩm không nên ăn cùng dứa Sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa kể cả sữa chua, nhất định không nên ăn với dứa. Điều này để tránh phản ứng các chất trong dứa với protein trong các sản phẩm sữa. Nếu không, chúng sẽ tạo thành các chất khó tiêu, gây đau bụng hoặc tiêu chảy. Xoài: Nếu không muốn bị tiêu chảy, tuyệt đối không ăn chung dứa và xoài với nhau. Hai loại quả này khi kết hợp sẽ phản ứng và làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Bởi trong cả xoài và dứa đều chứa thành phần hóa học và gây dị ứng da. Dứa là loại quả rất dễ gây dị ứng, bởi trong dứa chứa protease đặc thù, rất dễ dẫn đến dị ứng, đau bụng, chứng viêm ở vùng bụng. Còn xoài lại chứa các chất gây kích ứng da và niêm mạc, gây ngứa, đau thậm chí phồng rộp. Vậy nên tuyệt đối không kết hợp hai loại quả này với nhau. Củ cải: Hai loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ phá hủy vitamin C trong dứa, giảm các chất dinh dưỡng khác. Bên cạnh đó, chúng còn thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ. Trứng: Đây là một trong những thực phẩm không nên ăn kèm với dứa. Theo đó, protein trong trứng và axit trái cây trong dứa kết hợp với nhau sẽ làm protein đông đặc lại, gây triệu chứng khó chịu, khó tiêu. Hải sản: Nếu sau khi ăn hải sản mà bạn ăn dứa, những vitamin trong dứa sẽ chuyển đổi các vitamin thành các thành phần giống như asen, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng không mong muốn khác. Những tai biến có thể gặp khi ăn dứa Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, đó là ngộ độc dứa. Tức sau khi ăn dứa 30 – 60 phút, thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: Đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.
16/10/2024
Đọc thêm »Trước khi phát hiện ung thư gan, người đàn ông này có dấu hiệu đau tức âm ỉ hạ sườn phải, đau tăng khi vận động, khi ho, gầy sút 5kg/tháng, mệt mỏi nhiều, ăn kém, không sốt... Vừa qua, các bác sĩ ở Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã khám và điều trị cho nam bệnh nhân (47 tuổi) bị ung thư gan. Được biết, trước khi vào viện 1 tháng, bệnh nhân xuất hiện vàng da, vàng mắt tăng dần, vàng sậm toàn thân, nước tiểu vàng đậm, phân nhạt màu, kèm ngứa nhiều toàn thân. Bệnh nhân có kèm đau tức âm ỉ hạ sườn phải, đau tăng khi vận động, khi ho, gầy sút 5kg/1 tháng, mệt mỏi nhiều, ăn kém, không sốt. Bệnh nhân đi khám tại bệnh viện địa phương, điều trị không đỡ, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Hình ảnh khối u gan phải hiện không thấy tăng sinh mạch. Ảnh: BVCC Sau khi chụp chiếu, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào gan, kèm xơ, viêm gan. Bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp toàn thân, thuốc miễn dịch và thuốc đích, kết hợp điều trị viêm gan B. Sau ba tháng, kích thước khối u gan giảm. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt gan phân thùy sau chứa u. Người bệnh tiếp tục duy trì thuốc và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ung thư gan là gì? Ung thư gan là tình trạng các khối u ác tính phát sinh trong gan, dẫn đến việc sẽ phá hủy các tế bào gan và cản trở khả năng hoạt động bình thường của cơ quan quan trọng này.. Ung thư ở gan có hai loại chính, đó là ung thư gan nguyên phá t(hình thành từ chính các tế bào trong gan) và ung thư gan thứ phát (phát triển khi các tế bào ung thư từ cơ quan khác di căn đến gan như ung thư phổi, ung thư đại tràng, ung thư vú…) Ung thư nguyên phát thường có dấu hiệu nghèo nàn và dễ nhầm với các dấu hiệu bệnh khác. Các dấu hiệu rõ ràng thường đến ở giai đoạn muộn như: Giảm cân không rõ nguyên nhân; ăn không ngon miệng; cảm giác nặng, đau tức hoặc tự sờ thấy khối vùng hạ sườn phải; buồn nôn và nôn; mệt mỏi, suy nhược cơ thể; vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu... Ảnh minh họa Phòng ngừa bệnh ung thư gan như thế nào? Chúng ta không thể phòng ngừa mắc ung thư gan, tuy nhiên một số giải pháp giúp giảm thiểu nguy cơ tiến triển thành ung thư gan như: - Tiêm phòng vacxin ngừa viêm gan B. Đây là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất giảm nguy cơ mắc viêm gan B – tiền căn phát triển ung thư gan. - Tránh lạm dụng rượu bia, thuốc lá. - Duy trì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý. - Quan hệ tình dục an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan từ bạn tình. - Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt với người nhiễm virus viêm gan B. - Duy trì cân nặng phù hợp, giảm cân, tránh béo phì. - Không tự ý sử dụng thuốc Tây, chỉ sử dụng theo toa kê của bác sĩ. Kiểm tra sức khỏe và chức năng gan định kỳ. Đặc biệt với những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư tiêu hóa, người có thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia kéo dài.
16/10/2024
Đọc thêm »Bệnh gan gây suy giảm chức năng gan và có thể gây biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe. Để ngăn ngừa bệnh gan, cần tránh xa những thói quen xấu hàng ngày. 1. Tại sao duy trì sức khỏe gan lại quan trọng? Gan thực hiện nhiều chức năng quan trọng giúp cơ thể hoạt động trơn tru. Gan xử lý các chất dinh dưỡng hấp thụ từ đường tiêu hóa, giải độc, chuyển hóa thuốc và sản xuất các protein quan trọng cho quá trình đông máu. Khi gan bị tổn thương, các chức năng thiết yếu này có thể bị gián đoạn, dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Duy trì sức khỏe gan không chỉ là tránh bệnh tật mà còn là đảm bảo cơ thể hoạt động tối ưu . Gan khỏe mạnh giúp cơ thể hoạt động trơn tru. 2. Thói quen gây bệnh gan cần tránh Uống quá nhiều rượu Rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương gan. Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu và cuối cùng là xơ gan. Để bảo vệ gan, người lớn không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần. Chế độ ăn uống không lành mạnh Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, đường và thực phẩm chế biến có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tình trạng này xảy ra khi chất béo tích tụ trong gan, gây viêm và tổn thương. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc tốt cho sức khỏe của gan. Lối sống ít vận động Thiếu hoạt động thể chất góp phần gây béo phì và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Chính vì vậy, để phòng tránh bệnh gan, bạn nên tập thể dục thường xuyên để đốt cháy chất béo trung tính, giảm mỡ gan. Đặt mục tiêu ít nhất 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động cường độ cao mỗi tuần. Tiếp xúc với độc tố Các độc tố trong môi trường, chẳng hạn như hóa chất trong các sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dung môi công nghiệp, có thể gây hại cho gan. Hạn chế tiếp xúc và sử dụng đồ bảo hộ khi xử lý các chất này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan. Hút thuốc Khi các độc tố trong khói thuốc lá đến gan, chúng có thể gây ra stress oxy hóa, trong đó các tế bào gan tiếp xúc với quá nhiều gốc tự do. Điều này có thể gây tổn thương và xơ hóa. Nó cũng có thể gây viêm và suy giảm sắt, làm suy yếu khả năng tái tạo của gan. Chế độ ăn nhiều đường Gan chuyển hóa fructose thành chất béo, thường được lưu trữ trong gan. Lượng đường nạp vào quá nhiều có thể dẫn đến tích tụ chất béo này, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, một tình trạng có thể tiến triển thành bệnh gan. Lạm dụng thuốc và thực phẩm bổ sung Nhiều loại thuốc không kê đơn và thực phẩm bổ sung từ thảo dược có thể gây hại cho gan khi dùng quá liều. Chẳng hạn acetaminophen an toàn ở liều khuyến cáo nhưng có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Để bảo vệ gan, cần luôn tuân thủ hướng dẫn về liều lượng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung mới. Lạm dụng thực phẩm bổ sung dễ gây bệnh gan. 3. Các nguy cơ khác gây bệnh gan Một người có những thói quen xấu kể trên có nguy cơ cao mắc bệnh gan và các biến chứng về gan hơn. Ngoài ra, còn có thể kể đến các yếu tố khác bao gồm: - Dùng chung kim tiêm không vô trùng, chẳng hạn như khi xăm hình hoặc xỏ khuyên. - Tiếp xúc với máu và/hoặc các chất dịch cơ thể khác vì lý do liên quan đến công việc (ví dụ, những người làm việc trong lĩnh vực y tế). - Có tiền sử gia đình mắc bệnh gan. - Tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc độc tố (ví dụ, không rửa sạch trái cây và rau quả). - Mắc đái tháo đường hoặc cholesterol cao.
16/10/2024
Đọc thêm »Trước tình hình dịch bệnh do virus Marburg đang diễn biến phức tạp tại châu Phi, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã phát đi công văn khẩn yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường giám sát và phòng chống dịch. Theo đó, Cục Y tế Dự phòng đề nghị Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế và các Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tại các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế cập nhật thông tin về các quốc gia và vùng lãnh thổ đang ghi nhận ca bệnh Marburg. Các đơn vị này cần chủ động giám sát chặt chẽ các đối tượng nhập cảnh từ những khu vực có dịch, đồng thời thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo hộ cá nhân cho cán bộ, nhân viên y tế và những người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Bệnh do virus Marburg gây ra đang diễn biến phức tạp ở châu Phi. Ngoài ra, các đơn vị cần chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly tạm thời cho các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh tại cửa khẩu, nếu cần thiết. Cục Y tế Dự phòng cũng yêu cầu tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác kiểm dịch y tế về giám sát và kiểm soát bệnh Marburg, chú trọng công tác phòng chống nhiễm khuẩn. Cục cũng khuyến cáo các đơn vị chức năng và địa phương tổ chức truyền thông tại cửa khẩu, thông báo cho hành khách và người dân về các biện pháp phòng chống dịch. Người dân cần thông báo ngay cho cơ sở y tế nếu phát hiện triệu chứng hoặc yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh Marburg trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam. Các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur sẽ hỗ trợ địa phương trong việc giám sát, phòng chống, lấy mẫu và vận chuyển mẫu bệnh phẩm an toàn. Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm và chẩn đoán bệnh Marburg, củng cố đội phản ứng nhanh để sẵn sàng ứng phó khi có trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh. Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã kêu gọi người dân hạn chế đi du lịch không cần thiết đến các quốc gia đang bùng phát dịch. Những người đã từng đến các khu vực có dịch cần đi khám ngay nếu có triệu chứng nghi ngờ và cung cấp đầy đủ thông tin về lịch sử di chuyển để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mặc dù Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá nguy cơ bùng phát dịch Marburg ở cấp độ toàn cầu là thấp, nhưng một số quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã tăng cường các biện pháp y tế tại cửa khẩu nhằm kiểm soát dịch bệnh xâm nhập.
16/10/2024
Đọc thêm »Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe. Nước đậu bắp chỉ đơn giản là nước ngâm quả đậu bắp. Để chuẩn bị thức uống bổ dưỡng này, hãy ngâm toàn bộ đậu bắp trong nước qua đêm, sau đó uống nước ngâm vào ngày hôm sau. 1. Giá trị dinh dưỡng của nước đậu bắp Đậu bắp là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng. Các chất dinh dưỡng chính trong nước đậu bắp gồm: - Vitamin: Đậu bắp giàu vitamin A, C và K, có tác dụng hỗ trợ chức năng miễn dịch, sức khỏe làn da, sức khỏe xương. - Khoáng chất: Nước đậu bắp chứa magiê, kali, canxi, rất cần thiết cho chức năng cơ, sức khỏe xương. - Chất chống oxy hóa: Đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa, như quercetin và flavonoid, giúp chống lại căng thẳng oxy hóa trong cơ thể. Đậu bắp là một loại rau rất thông dụng, giàu dinh dưỡng. Nước đậu bắp là một lựa chọn tuyệt vời cho những người không thích hương vị của đậu bắp nấu chín, vì nó giúp bạn có được những chất dinh dưỡng này mà không cần phải ăn rau. 2. Những lợi ích ít được biết đến của nước đậu bắp - Giúp đường ruột khỏe mạnh: Nước đậu bắp được biết đến với hàm lượng chất xơ cao, giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn. Uống nước đậu bắp hàng ngày có thể là một cách đơn giản giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. - Cải thiện tim mạch: Các chất chống oxy hóa và chất xơ hòa tan trong nước đậu bắp góp phần hạ thấp mức cholesterol. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Kali trong đậu bắp giúp kiểm soát mức huyết áp. - Giúp da sáng mịn: Trong khi các phương pháp điều trị tại chỗ thường được nhắc đến nhiều trong chăm sóc làn da, thì việc uống nước đậu bắp có tác động tích cực bên trong đối với làn da của bạn. Các vitamin và chất chống oxy hóa trong đậu bắp giúp làm mờ vết thâm, cải thiện kết cấu tổng thể của làn da, mang lại cho chúng ta làn da khỏe mạnh. Uống nước đậu bắp giúp hỗ trợ giảm cân. - Hỗ trợ quá trình giảm cân: Nước đậu bắp là đồng minh của bạn trong nỗ lực kiểm soát cân nặng. Bạn có thể cảm thấy no lâu hơn do hàm lượng chất xơ, giúp bạn ăn ít đồ ăn vặt không cần thiết hơn. Nước đậu bắp có thể được sử dụng như một chất thay thế ít calo cho đồ uống có đường. - Tăng cường khả năng miễn dịch: Nồng độ vitamin C cao trong nước đậu bắp giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Uống nước đậu bắp hàng ngày có thể cung cấp cho cơ thể khả năng phòng vệ cần thiết để chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. 3. Ai nên uống nước đậu bắp và khi nào? Nước đậu bắp có thể có lợi cho hầu hết mọi người, nhưng một số nhóm nhất định có thể thấy nó đặc biệt có lợi: - Bệnh nhân tiểu đường: Nước đậu bắp có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, có lợi cho những người đang kiểm soát bệnh tiểu đường. Uống tốt nhất vào buổi sáng. - Người muốn giảm cân: Những người muốn giảm hoặc duy trì cân nặng có thể được hưởng lợi từ chất xơ trong nước đậu bắp, giúp tăng cảm giác no. - Người có vấn đề về tiêu hóa: Nếu bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, uống nước đậu bắp thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Tốt nhất là uống nước đậu bắp vào buổi sáng khi bụng đói để có lợi ích tối đa. Tuy nhiên, bạn có thể thưởng thức nó bất cứ lúc nào trong ngày.
16/10/2024
Đọc thêm »Bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, chăm sóc nuôi dưỡng vẫn là biện pháp hỗ trợ quan trọng với đa số người bệnh SXH Dengue cả trong giai đoạn cấp tính và giai đoạn hồi phục. Theo đó, cung cấp đầy đủ nước và điện giải là điều quan trọng nhất đối với bệnh nhân mắc SXH. Mất nước do sốt, đổ mồ hôi, nôn mửa khi SXH và tình trạng tăng tính thấm thành mạch, dẫn đến mất nước và làm tình trạng bệnh có thể tiến triển. Bổ sung đầy đủ nước và điện giải là cần thiết để duy trì sự cân bằng nước và điện giải của cơ thể, duy trì tốt chức năng cơ quan và tạo điều kiện loại bỏ độc tố. Oresol, nước dừa và nước điện giải khác được đặc biệt khuyến khích vì chúng cung cấp hydrat hóa cùng với chất điện giải, giúp giảm bớt các triệu chứng và hỗ trợ quá trình chữa bệnh. Đồng thời, người bệnh cần một chế độ ăn giàu vi chất thiết yếu, bao gồm vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Từ đó, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể và cung cấp cho cơ thể các nguồn nhiên liệu cần thiết cho quá trình phục hồi. Các loại trái cây và rau quả, đặc biệt là những loại giàu vitamin C (như trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông) và vitamin K (như các loại rau lá xanh như rau bina và cải xoăn), có thể thúc đẩy quá trình phục hồi và hỗ trợ chức năng tiểu cầu một cách gián tiếp. Bổ sung đầy đủ các nguồn protein cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cơ thể bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Thịt gia cầm, cá, trứng và các loại đậu là những lựa chọn tuyệt vời. Những thực phẩm giàu protein này cung cấp axit amin góp phần phục hồi các tế bào, đặc biệt là các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch và tế bào máu. Thực phẩm giàu axit béo omega-3, chẳng hạn như cá béo (cá hồi, cá thu và cá mòi) và hạt lanh, có đặc tính chống viêm có thể giúp cơ thể phục hồi. Bằng cách giảm thiểu tình trạng viêm, những thực phẩm này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa bệnh và góp phần mang lại sức khỏe tổng thể tốt hơn. Ngoài ra, thực phẩm giàu chất sắt đóng vai trò duy trì mức năng lượng, điều này rất quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn bệnh tiến triển. Thịt nạc, thịt gia cầm, đậu, đậu lăng và rau bina là những nguồn cung cấp chất sắt đáng chú ý. Lượng sắt đầy đủ hỗ trợ vận chuyển ôxy trong cơ thể và giúp tăng cường sức đề kháng. Bệnh nhân cần lưu ý, việc giảm thiểu việc tiêu thụ thực phẩm chế biến và đồ ăn vặt là điều cần thiết. Những món này thường không có các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể đang cần trong lúc bị bệnh và thậm chí có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm. Thực phẩm tối màu, ví dụ như chocolate, cần hạn chế thực phẩm này nhằm tránh tình huống nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa khi người bệnh có biểu hiện nôn hoặc đại tiện phân đen. Đồ ăn hoặc đồ uống có chữa caffeine làm người bệnh tăng thêm biểu hiện của mất nước và có thể góp phần làm gia tăng tình trạng nặng của bệnh. Vì vậy, đồ uống giàu năng lượng đóng chai, coffee, trà… trên tránh sử dụng với những người bệnh SXH Dengue. Trong giai đoạn bị SXH, da và niêm mạc của người bệnh xung huyết mạnh. Khi dùng đồ ăn cay, nóng là tăng nguy cơ xung huyết, chảy máu niêm mạc, đặc biệt là dạ dày do kích ứng niêm mạc dạ dày. SXH Dengue làm giảm khả năng hấp thu và tiêu hoá thứ ăn, đặc biệt là thức ăn giàu chất mỡ. Nên cung cấp thức ăn mềm, dễ tiêu và tránh thức ăn khó tiêu như bơ, thịt mỡ, thức ăn xào nấu.
15/10/2024
Đọc thêm »Muối là loại gia vị chủ yếu trong món ăn hàng ngày và cũng là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều muối lại gây ra nhiều ảnh hưởng trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe. Ăn mặn là một trong những nguyên nhân khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh tim mạch. Ảnh: Sở Y tế Hà Giang. TS Đỗ Thị Phương Hà - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Nếu ăn một bữa ăn sử dụng quá nhiều muối hoặc ăn liên tục muối trong một ngày, trước tiên chúng ta có thể cảm thấy bị đầy hơi. Điều này xảy ra bởi vì thận có thể không lọc được natri dư thừa ra khỏi máu. Natri tích tụ và cơ thể giữ thêm nước để cố gắng pha loãng natri. Ảnh hưởng của việc giữ nước có thể dẫn đến sưng tấy, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân. Một bữa ăn nhiều muối cũng có thể khiến một lượng máu lớn hơn lưu thông qua các mạch máu và động mạch, có thể dẫn đến tăng huyết áp tạm thời. Ăn mặn cũng có thể khiến bị khô miệng hoặc cảm thấy rất khát, do đó uống nhiều nước hơn có thể đi tiểu nhiều hơn bình thường. Mặt khác, việc không uống chất lỏng sau khi ăn nhiều muối có thể khiến lượng natri trong cơ thể tăng lên vượt mức an toàn, dẫn đến tình trạng tăng natri máu. Việc này có thể khiến nước thoát ra khỏi tế bào và vào máu, nhằm làm loãng lượng natri dư thừa. Nếu không được điều trị, sự thay đổi chất lỏng này có thể dẫn đến lú lẫn, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy, ăn quá nhiều muối trong thời gian dài có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong sớm”. Đáng nói hơn, mặc dù những tác hại của việc ăn mặn đã được cảnh báo trong nhiều năm qua, thế nhưng nhiều người vẫn chủ quan. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người trưởng thành nên tiêu thụ không quá 5g muối mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, theo khảo sát của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), người Việt Nam tiêu thụ trung bình khoảng 8,1g muối mỗi ngày - cao hơn nhiều so với khuyến cáo. Theo kết quả điều tra toàn quốc, 89,2% người Việt Nam nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn; 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác với thức ăn trong khi ăn (muối trên bàn ăn); 19,5% thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, mỳ ăn kiền, bim bim, lạc rang muối, hạt điều mặn, dưa chuột muối, thịt muối và các loại thịt chế biến khác (xúc xích, dăm bông, thịt xông khói, giò, chả...). Mặc dù hầu hết người Việt Nam có thói quen ăn nhiều muối nhưng chỉ có 16% số người khi được hỏi cho rằng bản thân có ăn mặn. BSCKII Huỳnh Thanh Kiều - Trưởng khoa Nội tim mạch 1, Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh) cho biết: “Thói quen sử dụng nhiều nước mắm, mắm tôm, bột nêm, bột canh và các loại gia vị mặn khác trong khi chế biến và khi ăn góp phần làm tăng lượng natri tiêu thụ hàng ngày. Nhiều món ăn phổ biến như canh chua, các món kho, đồ muối chua cũng chứa lượng muối cao, khiến việc kiểm soát lượng natri nạp vào cơ thể trở nên khó khăn. Ngoài ra, xu hướng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn nhanh, vốn thường chứa nhiều muối để bảo quản và tăng hương vị, càng làm trầm trọng thêm vấn đề này. Kết quả là, tỷ lệ người bị tăng huyết áp ở Việt Nam ngày càng gia tăng, đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế và đòi hỏi sự thay đổi trong thói quen ăn uống của người dân”. Cục Y tế dự phòng nhận định, muối là chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngoài ra còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn cho sức khỏe...
15/10/2024
Đọc thêm »Thuốc chống trầm cảm thường gây nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, khô miệng, mệt mỏi, mất ngủ... Thiền có hiệu quả tương đương với thuốc chống trầm cảm nhưng an toàn hơn vì không gây tác dụng phụ - Ảnh minh họa: Alpine Eye Care Một nghiên cứu đa trung tâm, dẫn đầu là Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia tại Bethesda, Maryland, Mỹ, cho thấy phương pháp giảm stress dựa trên chánh niệm (MBSR) có hiệu quả tương đương với thuốc chống trầm cảm escitalopram trong việc giảm các triệu chứng của các rối loạn lo âu như sợ khoảng trống (agoraphobia), rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, và rối loạn lo âu xã hội. Nghiên cứu này gợi ý rằng thực hành thiền, chánh niệm (mindfulness) có thể là một phương pháp thay thế hữu hiệu, ít tác dụng phụ cho thuốc trong điều trị rối loạn lo âu. Hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi các rối loạn lo âu và thường được điều trị bằng thuốc, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI). Mặc dù SSRI có thể hiệu quả trong việc chống lại các triệu chứng của rối loạn lo âu, chúng cũng đi kèm với các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong trường hợp của escitalopram (được bán dưới tên Lexapro và Cipralex), các tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, đau đầu, khô miệng, đổ mồ hôi quá nhiều, mất ngủ và mệt mỏi. Mỗi ngày nên thiền định bao nhiêu phút là đủ? Trước đây, nhóm nghiên cứu đã chứng minh rằng 8 tuần thực hành MBSR hiệu quả không kém escitalopram trong việc giảm căng thẳng và điều chỉnh cảm xúc mà không gây ra các tác dụng phụ. Trong nghiên cứu mới được công bố trên JAMA Network Open, nhóm nghiên cứu trình bày các kết quả thứ cấp về lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống do bệnh nhân tự báo cáo từ nghiên cứu trước đó. Nghiên cứu này bao gồm 276 người trưởng thành được chẩn đoán mắc các rối loạn lo âu khác nhau. Những người tham gia được phân ngẫu nhiên vào chương trình MBSR hoặc điều trị bằng escitalopram. Nhóm MBSR tham dự các buổi thực hành kỹ thuật thiền chánh niệm hằng tuần, trong khi nhóm escitalopram nhận liều từ 10 - 20mg mỗi ngày với các buổi theo dõi lâm sàng thường xuyên. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng nhiều thang đo tiêu chuẩn để đánh giá mức độ lo âu, trầm cảm và chất lượng cuộc sống, từ cả góc nhìn của bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng. Kết quả cho thấy cả hai nhóm đều giảm các triệu chứng lo âu tương tự nhau trong suốt thời gian nghiên cứu. Không có sự khác biệt đáng kể nào được phát hiện giữa MBSR và escitalopram về mức độ giảm lo âu tổng thể vào tuần thứ 8, điểm mốc chính của nghiên cứu. Escitalopram cho thấy hiệu quả giảm triệu chứng nhẹ hơn ở thời điểm giữa điều trị (tuần thứ 4), nhưng những cải thiện này không được duy trì đến cuối nghiên cứu. Tỉ lệ tác dụng phụ là điểm khác biệt đáng kể duy nhất giữa hai phương pháp điều trị. Gần 79% người dùng escitalopram báo cáo ít nhất một tác dụng phụ liên quan đến nghiên cứu, so với chỉ 15% ở nhóm thiền chánh niệm. Kết quả nghiên cứu trên giúp khẳng định hiệu quả của phương pháp giảm stress dựa trên chánh niệm như một liệu pháp điều trị rối loạn lo âu đáng tin cậy và an toàn hơn, mở ra triển vọng áp dụng rộng rãi trong thực tiễn lâm sàng.
15/10/2024
Đọc thêm »