Tin tức

Loại hạt được ví là “chất tẩy rửa của cơ thể”, nấu những món này nhận lợi ích bất ngờ

Loại hạt được ví là “chất tẩy rửa của cơ thể”, nấu những món này nhận lợi ích bất ngờ

Đậu đen là một trong những loại ngũ cốc chứa nhiều dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Trong các loại ngũ cốc, đậu đen được mệnh danh là “chất tẩy rửa của cơ thể”. Với hàm lượng protein cao, vitamin E dồi dào, đậu đen có khả năng tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa não và loại bỏ các gốc tự do, giảm nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, vì vậy rất được phụ nữ ưa chuộng.     Đậu đen có màu đen bên ngoài, màu vàng hoặc xanh bên trong. Đậu đen giàu protein, ít calo, có tác dụng bổ khí, bổ thận, ngăn ngừa suy thận. Ngoài ra, đậu đen còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp tăng cường hấp thu sắt, ngăn ngừa thiếu máu. Đồng thời, đậu đen còn có thể làm giảm các triệu chứng tóc thưa, bạc sớm, khiến tóc trở nên đen và dày hơn. Không chỉ vậy, người cao tuổi thường xuyên ăn đậu đen có thể cải thiện tình trạng loãng xương. Uống sữa đậu đen giàu protein, vitamin và các chất dinh dưỡng khác, giúp tăng cường hấp thu canxi, rất tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Đậu đen có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: 1. Đậu đen ngâm giấm Đậu đen còn được gọi là “hạt cho ngũ tạng”, phương pháp ngâm giấm có thể phát huy tối đa giá trị dinh dưỡng của đậu đen. Nguyên liệu: Đậu đen, giấm gạo. Cách làm: Đậu đen rửa sạch, để ráo nước, mang đi hấp chín khoảng 70% rồi cho vào lọ thuỷ tinh, đổ giấm vào ngâm. Nếu là mùa hè thì để lên men trong 1 tuần, còn trong thời tiết mát mẻ sẽ mất khoảng 2 tuần. Đậu đen ngâm giấm có kết cấu mềm dẻo, độ chua vừa phải, có thể ăn cùng với cháo, cơm. Người bị táo bón, rụng tóc nên ăn. 2. Chè đậu đen Nguyên liệu: Đậu đen, mè đen, quả óc chó, khoai mỡ (khoai từ), câu kỷ tử. Cách làm: Đậu đen ngâm qua đêm rồi thay nước, rửa sạch, để ráo. Chuẩn bị các nguyên liệu còn lại, sau đó cho vào nồi, thêm một lượng nước vừa phải, nấu nhiệt độ thấp cho tới khi chín mềm thì thêm đường phèn, câu kỷ tử, nấu thêm 10 phút rồi tắt bếp. 3. Nước táo, đậu đen Loại nước này rất tốt cho dạ dày, lá lách và phổi. Nguyên liệu: 15g khoai mỡ cắt lát, 15g đậu đen, nửa quả táo. Cách làm: Đậu đen ngâm 1 tiếng, rửa sạch rồi vớt ra. Táo cắt thành miếng nhỏ, cho vào nồi cùng với các nguyên liệu khác, thêm 800ml, nấu trong 1 tiếng là được. Loại nước này nên uống 2 – 3 lần/tuần. 4. Đuôi heo hầm đậu đen Nguyên liệu: Đuôi heo, đậu đen, táo đỏ, gừng, nước. Cách làm: Đuôi heo chặt miếng, chần sơ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước ngập mặt nguyên liệu, thêm ít rượu nấu ăn để khử mùi tanh, đun sôi ở nhiệt độ cao rồi hạ xuống, nấu trong 45 phút, thêm chút muối cho vừa ăn. Món ăn này nam giới nên ăn thường xuyên để bổ thận, bổ khí.

1 loại quả ngọt hơn đường mía gấp 300 lần nhưng giúp hạ đường huyết, chống ung thư, sẵn bán ở chợ Việt

1 loại quả ngọt hơn đường mía gấp 300 lần nhưng giúp hạ đường huyết, chống ung thư, sẵn bán ở chợ Việt

Được coi là dược liệu có lợi cho sức khỏe, quả la hán khá quen thuộc khi dùng làm nước giải khát ngày hè. Vậy người bị tiểu đường có uống được la hán quả không? Quả la hán là quả gì? Quả la hán hay còn được gọi là la hán quả hay giả khổ qua có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle thuộc họ Bí. Cây la hán là loại cây đặc sản của vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Đây là một cây mọc leo được trồng lấy quả và sử dụng chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt. Quả la hán có vỏ cứng nhỏ với đường kính khoảng 4 - 6 cm, có hình cầu hoặc hình hơi trái xoan. Thành phần hóa học trong quả la hán bao gồm: Đường chiếm khoảng 25-38%. Saponin tritecpen: Quả la hán có chứa mogroside V có độ ngọt rất cao gấp 300 lần saccharose và đối với mogroside VI cao gấp 126 lần saccharose. Chất nhầy: D-mannitol. Protein. Vitamin C. Nhiều nguyên tố vi lượng khác như Fe, Mn, Zn, iot, Se. Quả la hán được coi là dược liệu có lợi cho sức khỏe. Quả la hán có tác dụng gì? Dưới đây là các tác dụng của quả la hán: Quả la hán hỗ trợ kiểm soát đường huyết Theo các nghiên cứu, trong quả la hán chứa hợp chất chất protein monogrosvin có vị ngọt cao hơn đường mía khoảng 300 lần và đường hữu cơ (fructose, glucose…). Đây là các chất tạo ngọt không đường, không calo, không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy, mogroside trong quả la hán có khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin. Insulin là một hormone quan trọng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách giúp glucose đi vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Mogroside cũng được cho là có thể cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể, giúp các tế bào phản ứng tốt hơn với insulin và hấp thụ glucose từ máu hiệu quả hơn. Chính vì vậy, quả la hán trở thành một sự thay thế tuyệt vời cho đường đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người đang theo dõi lượng đường huyết. Tăng cường hệ tiêu hóa Quả la hán chứa một lượng chất xơ nhất định, giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong y học cổ truyền, quả la hán được xem là có tính mát, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, loại quả này không chứa axit hoặc các chất gây kích ứng dạ dày, phù hợp cho những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Một số nghiên cứu cho thấy các chất trong quả la hán có thể có tác dụng prebiotic, tức là cung cấp thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp duy trì sự cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Thanh nhiệt, giải độc Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng, theo Đông y, quả la hán có vị ngọt, tính mát, không độc nên được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh quả la hán có khả năng hỗ trợ chức năng gan, giúp gan giải độc hiệu quả hơn. Quả la hán không ăn tươi mà được dùng dưới dạng trái khô hoặc dạng bột để làm nước giải khát khá phổ biến. Ngăn ngừa ung thư Quả la hán giàu các chất chống oxy hóa như flavonoid và vitamin C, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Các gốc tự do này có thể gây tổn thương DNA và góp phần vào sự phát triển của tế bào ung thư. Nghiên cứu khoa hoc cho thấy, các hợp chất trong quả la hán đặc biệt là mogroside, có thể ức chế sự tăng sinh và lan rộng của tế bào ung thư. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác dụng chống ung thư của quả la hán vẫn còn đang trong giai đoạn đầu, không nên coi loại quả này là một phương pháp điều trị hoặc phòng ngừa ung thư duy nhất. Giảm ho và đau họng Một số nghiên cứu cho thấy quả la hán có đặc tính chống viêm, giúp giảm viêm nhiễm ở đường hô hấp trên, bao gồm cả cổ họng. Quả la hán có tính mát, giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm và sưng tấy, từ đó giảm đau họng. Song song với đó, quả la hán còn có thể giúp long đờm, làm loãng dịch nhầy trong cổ họng, giúp giảm ho và dễ thở hơn. Quả la hán chứa...

5 đồ uống giúp hạ đường huyết

5 đồ uống giúp hạ đường huyết

Uống nước lọc, sinh tốt cà chua, các loại trà giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, hỗ trợ duy trì chức năng của hormone insulin, ổn định lượng đường trong máu. Người muốn hạ lượng đường trong máu nên tránh đồ uống có đường như soda, nước ép trái cây, trà ngọt. Thay vào đó, dùng các loại đồ uống có tác động tích cực đến chức năng trao đổi chất góp phần hạ đường huyết. Dưới đây là 6 loại đồ uống hỗ trợ ổn định đường huyết. Nước không chứa calo nhưng giúp hydrate hóa, hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Nước làm tăng thể tích máu, thúc đẩy giải phóng axit amin ảnh hưởng đến quá trình điều hòa lượng đường trong máu. Uống đủ nước còn góp phần giảm cảm giác thèm ăn, giảm lượng calo nạp vào, từ đó duy trì cân nặng phù hợp. Cà phê hay đồ uống có chứa caffein có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Các hợp chất thực vật được gọi là phytochemical trong cà phê hỗ trợ sức khỏe của tế bào gan và tuyến tụy, chống lại bệnh gan nhiễm mỡ và duy trì chức năng insulin (một chất điều hòa chính của lượng đường trong máu). Loại tốt cho đường huyết là cà phê nguyên chất. Nếu thêm đường, sữa hoặc chất làm ngọt nhân tạo dễ làm tăng đường huyết, khó kiểm soát hơn. Trà giàu các hợp chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm căng thẳng oxy hóa, giảm viêm. Các thành phần trong trà đen còn hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngoài trà đen, người tiểu đường có thể thử trà xanh, trà ô long, trà hoa cúc... Catechin trong trà xanh có thể ngăn chặn hấp thụ carbohydrate trong quá trình tiêu hóa, cải thiện quá trình chuyển hóa glucose và giảm căng thẳng oxy hóa. Tất cả đều hỗ trợ hạ đường huyết. Nhấm nháp 2-3 ly trà bất cứ lúc nào trong ngày, tuy nhiên nên uống lúc no, tránh dùng khi đói vì dễ dẫn đến cồn cào, khó chịu ở bụng. Sữa nguyên chất giàu protein có tác dụng kiểm soát phản ứng đường huyết sau khi ăn ở người bị tiểu đường và người không mắc bệnh này. Các loại protein bao gồm casein và whey làm chậm quá trình tiêu hóa, cải thiện phản ứng insulin, từ đó tác động tích cực đến lượng đường trong máu. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo nên chọn sữa không béo hoặc ít béo để hỗ trợ kiểm soát chất béo bão hòa. Chọn loại sữa ít carbs và cân đối với lượng carbs trong bữa ăn để không bổ sung quá nhiều trong một ngày.     Sữa ít béo, không đường giàu protein, có lợi cho người tiểu đường. Ảnh: Bùi Thủy Sinh tố cà chua Sinh tố cà chua bổ sung calo, chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, từ đó ổn định lượng đường trong máu sau khi dùng bữa. Người bệnh có thể thêm một nhánh cần tây vào ly sinh tố để tăng cường chất xơ và chất dinh dưỡng khác, tạo cảm giác no, góp phần duy trì cân nặng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, ngoài lựa chọn đồ uống giúp hạ lượng đường trong máu, người bệnh nên ăn ba bữa chính và các bữa nhẹ đều đặn, không để các bữa cách xa nhau vì đói dễ khiến đường huyết giảm. Cân đối nguồn protein và chất béo lành mạnh, duy trì tập thể dục góp phần giảm phản ứng đường trong máu.

Mẹo nhỏ giúp ăn bánh mì cơm trắng không gây béo, an toàn cho người tiểu đường

Mẹo nhỏ giúp ăn bánh mì cơm trắng không gây béo, an toàn cho người tiểu đường

Ướp lạnh bánh mì tạo ra tinh bột kháng, giúp giảm 39% chỉ số đường huyết so với khi ăn nóng, hình thành cơ chế tiêu hóa gần giống với chất xơ, nhờ đó giảm nguy cơ tích mỡ.   Bánh mì là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích nhưng do chứa phần lớn là tinh bột nên có lượng calo cao, nhất là bánh mì trắng. Theo ETToday , bánh mì nóng là ngon nhất nhưng cũng chứa chỉ số đường huyết cao nhất. Tuy nhiên, một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng châu Âu cho thấy bánh mì trắng được để đông lạnh rồi nướng lên có chỉ số đường huyết giảm 39%, insulin trong cơ thể tiết ra ít hơn. Ngoài ra, chỉ số đường huyết của bánh mì đông lạnh được nướng và ăn trực tiếp sẽ thấp hơn so với khi đông lạnh rồi chờ rã đông tự nhiên. Tương tự cơm nguội, nếu để nguội/lạnh bánh mì sẽ tạo ra tinh bột kháng, giảm chỉ số đường huyết. Ăn bánh mì lúc này bạn sẽ thấy nhanh no hơn, ức chế cảm giác thèm ăn, góp phần giảm lượng calo nạp vào. Balazs Bajka, một nhà sinh lý học tại Đại học King's College London chia sẻ: "Bạn có thể thay đổi thuộc tính một số loại thực phẩm để chúng trở nên lành mạnh hơn bằng cách nấu và làm nguội chúng". Tinh bột kháng là một loại chất xơ có trong nhiều loại thực phẩm (ngũ cốc nguyên cám, đậu, quả hạch, các loại hạt, chuối xanh...). Ngoài ra, chất dinh dưỡng này còn xuất hiện trong các thực phẩm chứa tinh bột thông thường như gạo, mì ống và khoai tây, sau khi được nấu chín và để nguội.   Cơm nguội để ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là các loại vi khuẩn có hại như Bacillus cereus, Salmonella, Staphylococcus aureus... Các loại vi khuẩn này có thể sản sinh ra các độc tố gây hại cho cơ thể, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Do đó, cơm nguội cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C trở xuống để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Cơm nguội có thể để ở nhiệt độ phòng trong 2-4 tiếng, trong ngăn mát từ 2-4 ngày và ngăn đông có thể bảo quản sử dụng 2-3 tháng. Ngoài ra khi cơm nguội có những dấu hiệu như bị ôi thiu, có mùi lạ, vị chua hoặc có dấu hiệu bị nấm mốc thì bạn tuyệt đối không nên ăn vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp... Người bệnh tiểu đường ăn trứng vịt lộn có được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn có chứa ít carbs, trong 105g trứng vịt (tương đương với 1,5 quả) chỉ chứa 1g Carbohydrat. Vì vậy, sau khi ăn trứng vịt, lượng đường trong máu của người bệnh có thể được giữ ở mức cho phép.  Ngoài ra, trong trứng cho nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như Protein, Vitamin B12, Vitamin D, Biotin, Lutein, Choline,… Những dưỡng chất này góp phần bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng trên mắt, các chi, tim mạch,…      Ảnh minh họa Tuy nhiên, với câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được trứng vịt lộn không thì các chuyên gia khuyên nên hạn chế, đặc biệt là với những bệnh nhân có biến chứng về tim mạch, huyết áp.  Nếu vẫn muốn ăn, người bệnh tiểu đường không ăn quá 2 lần/tháng và mỗi lần 1 quả để giữ lượng cholesterol trong máu không tăng quá cao. Thời điểm ăn trứng nên ăn vào buổi sáng, không ăn buổi tối và buổi chiều để tránh xảy ra tình trạng khó tiêu, bụng ì ạch, khó chịu,… 2 lý do người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn trứng vịt lộn Dù trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng, nhưng người bệnh tiểu đường vẫn nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này bởi: Gây tổn thương gan Trứng vịt lộn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A. Việc ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể thừa vitamin A, dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như tổn thương gan và ảnh hưởng đến thị lực. Những người mắc bệnh tiểu đường thường nhạy cảm hơn với thay đổi trong chế độ ăn uống so với người khỏe mạnh, chính vì vậy người bệnh cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm. Gây biến chứng tim mạch, đột quỵ Người mắc bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Việc ăn nhiều trứng vịt lộn có thể làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ. Các nghiên cứu cho thấy người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt cẩn trọng trong việc kiểm soát cholesterol và chất béo trong chế độ ăn uống của họ. Ảnh minh họa 3 nhóm người không nên ăn trứng vịt lộn Người mắc bệnh gout (bệnh gút) Người mắc bệnh gút không nên ăn trứng lộn. Trứng lộn có chứa hàm lượng purin (khi cơ thể tiêu hóa purin sẽ tự sản sinh ra một chất gọi là axit uric) thấp nhưng lại chứa hàm lượng cholesterol cao. Hàm lượng cholesterol cũng là một yếu tố nguy cơ đối với người bị bệnh gout. Người bị bệnh gan nhiễm mỡ, tim mạch Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tim mạch nên kiêng hoặc tránh ăn nhiều trứng lộn. Vì ăn trứng vịt lộn quá thường xuyên có thể dẫn đến mức cholesterol trong máu tăng cao. Đây là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tim mạch, huyết áp, thậm chí là cả đái tháo đường. Người bị tăng huyết áp Với hàm lượng cholesterol khá cao có trong trứng vịt lộn, những người bị huyết áp cao cần cân nhắc kỹ trước khi thêm món ăn này vào chế độ ăn hàng ngày. Đối với người huyết áp cao, hàm lượng sodium và chất béo có trong trứng vịt lộn cũng có thể góp phần tăng cường nguy cơ các vấn đề tim mạch nếu tiêu thụ quá nhiều.

Thói quen ăn mì khiến cả gia đình mắc bệnh tiểu đường

Thói quen ăn mì khiến cả gia đình mắc bệnh tiểu đường

TRUNG QUỐC - Một gia đình thường xuyên ăn cơm rang, mì xào trong các bữa chính, luôn cho thêm nước sốt, tương ớt. Thói quen kéo dài lâu ngày dẫn tới mất nước, tăng đường huyết. Chuyên gia Yang Zhiwen (Đài Loan, Trung Quốc) chia sẻ về một gia đình có tất cả thành viên mắc bệnh tiểu đường. Sau khi hỏi thăm thói quen sinh hoạt, bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh từ chế độ ăn uống.  Theo đó, các thành viên thường xuyên ăn cơm rang và mì xào trong bữa chính, luôn cho thêm nhiều nước sốt, tương ớt. Các bệnh nhân ít ăn những loại thực phẩm chứa chất đạm, chất xơ. Bởi vậy, sau bữa ăn, đường huyết của họ tăng vọt, vượt quá ngưỡng cho phép (60 đến 139 mg/dL). Duy trì thói quen ăn uống này lâu dài sẽ dẫn tới mắc bệnh tiểu đường.      Ăn quá nhiều tinh bột không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Ban Mai Tiến sĩ Yang bổ sung, ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột, đường sẽ khiến bạn nhanh no nhưng sau đó sẽ đói rất nhanh. Ngoài ra, lượng natri trong nước sốt còn làm tăng nguy cơ mất nước, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược.  Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường Tiến sĩ Yang nhắc nhở: "Con người sẽ già đi. Khỏe mạnh khi còn trẻ không có nghĩa sẽ khỏe mạnh suốt đời". Ông chỉ ra rằng khi tuổi tác tăng lên, tỷ lệ trao đổi chất giảm, chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu vận động sẽ khiến tình trạng kháng insulin của cơ thể dễ xảy ra hơn. Điều này gây khó khăn cho việc điều hòa lượng đường trong máu, dễ phát triển thành bệnh tiểu đường.  Tiến sĩ Yang cũng chia sẻ 3 phương pháp điều chỉnh tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bao gồm: - Điều chỉnh chế độ ăn uống: Giảm lượng carbohydrate tinh chế, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất béo lành mạnh.  - Tăng cường tập thể dục: Vận đồng đều đặn có thể cải thiện độ nhạy insulin, đặc biệt là nâng tạ và thể dục nhịp điệu.  - Kiểm soát căng thẳng và duy trì giấc ngủ đầy đủ: Kiểm soát hiệu quả áp lực và cải thiện chất lượng giấc ngủ góp phần để insulin hoạt động bình thường. Nếu có nhu cầu dùng thuốc để giảm tình trạng kháng insulin, bạn cần được bác sĩ chẩn đoán và kê đơn. Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường Theo Aboluowang, khi bệnh tiến triển, người mắc sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng hoặc biến chứng khác nhau. Nếu có các dấu hiệu như hình dưới đây, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Các biểu hiện thường gặp của bệnh tiểu đường. Infographic: AI

6 thói quen ăn uống tốt cho phổi

6 thói quen ăn uống tốt cho phổi

Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau giàu chất chống oxy hóa, tiêu thụ ít thịt đỏ hỗ trợ tăng cường hô hấp, phòng ngừa các bệnh về phổi. Các hóa chất, chất gây ô nhiễm và vi trùng có thể hại phổi, gây nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư phổi... Dưới đây là những thói quen ăn uống lành mạnh. Tăng cường rau củ, trái cây Tăng khẩu phần rau củ, trái cây trong thói quen ăn uống hàng ngày giúp phổi khỏe, tốt cho người bệnh phổi, nhất là hen suyễn và COPD. Chúng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, còn hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh. Để nhận được nhiều chất chống oxy hóa, hãy chọn các loại có màu sắc rực rỡ, như việt quất, mâm xôi, táo, mận, cam, quýt, rau lá xanh, ớt chuông... Táo chứa nhiều axit phenolic và flavonoid, có tác dụng giảm viêm trong đường dẫn khí gây thở khò khè. Ảnh: Bảo Bảo Hạn chế ăn thịt Ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, các loại thịt hun khói, đã qua xử lý khác, có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh ung thư. Quá trình chế biến thịt ở nhiệt độ cao tiềm ẩn lượng chất béo bão hòa và hợp chất khiến khối u phát triển. Hạn chế ăn ít thịt, nhất là thịt đỏ. Thịt gia cầm như thịt gà, gà tây cung cấp vitamin A dồi dào. Thiếu vitamin A có thể gây nhiễm khuẩn ở phổi. Tăng lượng vitamin này góp phần tiêu diệt các vi sinh vật có hại ở niêm mạc phổi. Ăn cá béo Cá béo như cá hồi, cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi... chứa axit béo omega-3. Đặc tính chống viêm của omega-3 còn hỗ trợ tăng sức bền trong tập thể dục, cải thiện chức năng phổi tốt hơn. Ăn các loại đậu Bổ sung các loại đậu như đậu hải quân, đậu đen, đậu lăng, đậu thận vào mỗi bữa ăn tốt cho sức khỏe. Chúng giàu protein và nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết khác giúp duy trì chức năng phổi. Ưu tiên thực phẩm hữu cơ Chế độ ăn uống có thể bảo vệ và chữa lành phổi thông qua các vitamin, khoáng chất. Một số chất bảo quản và chất phụ gia khác nhau trong một số thực phẩm có khả năng gây khó thở, tăng độ nhạy cảm của phổi. Tình trạng này kéo dài còn làm tăng nguy cơ mắc hen suyễn, ung thư phổi và COPD. Các chất phụ gia bao gồm sulfite, aspartame, paraben, tartrazine, nitrat và nitrit, hydroxytoluene butylat hóa (BHT) và benzoat. Kiểm tra nhãn thực phẩm đóng gói sẵn để tránh những chất này càng nhiều càng tốt. Uống đủ nước Uống đủ nước, khoảng hai lít nước mỗi ngày, làm loãng chất nhầy, giảm tắc nghẽn, khó thở và cho phép lưu thông máu dễ dàng. Ngoài nước lọc, uống trà thảo mộc và nước trái cây cũng có lợi. Bất kỳ chất lỏng nào không chứa caffein đều bổ sung chất lỏng hàng ngày cho cơ thể. Ăn trái cây và rau củ có hàm lượng nước cao, như dưa hấu, cà chua, dưa chuột cũng đem lại tác dụng tương tự.

10 thói quen khiến bạn 'sướng nhất thời, khổ dài lâu'

10 thói quen khiến bạn 'sướng nhất thời, khổ dài lâu'

Thói quen kết hợp bữa sáng và bữa trưa làm một, ngồi lâu, lướt điện thoại trước khi ngủ... đều gây tác hại dài lâu cho cơ thể. Ảnh: iStock Mỗi người đều có những thói quen nhỏ trong cuộc sống khiến mình vui thầm. Ví dụ, sau một ngày mệt mỏi, nhiều người nằm dài trên ghế sofa và kiểm tra điện thoại di động, ngủ đến trưa. Họ kết hợp bữa sáng và bữa trưa làm một. Những thói quen này có vẻ đem lại niềm vui nhưng lại gây ra tác hại lớn tới cơ thể. 1. Ngủ trưa ngay sau bữa ăn Nhiều người cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn, nguyên nhân là do các loại thực phẩm chủ yếu như cơm sẽ làm tăng lượng đường trong máu, từ đó làm tăng tiết insulin và thúc đẩy sự hình thành melatonin. Melatonin là một thành phần trong nhiều loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Nhưng nếu bạn ngủ quên vào lúc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Trong khi ngủ, quá trình nhu động (sự co bóp lượn sóng đi dọc theo đường tiêu hóa), làm rỗng và hấp thu của đường tiêu hóa sẽ chậm lại. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, thức ăn đọng lại trong dạ dày có thể lên men và sinh ra khí, dễ gây đánh rắm. Đồng thời, sau khi ăn, quá trình lưu thông máu cũng sẽ trở nên nhanh hơn theo nhu động của đường tiêu hóa. Nếu bạn chợp mắt ngay lúc này, lượng máu cung cấp cho não và toàn cơ thể sẽ bị giảm đi đáng kể, khiến cơ thể càng khó chịu hơn. Một số người sẽ cảm thấy choáng váng khi thức dậy sau một giấc ngủ ngắn. Tốt nhất bạn nên ăn ít carbohydrate tinh chế (cơm, bánh bao vào bữa trưa), đợi một lúc rồi mới đi ngủ. Ngoài ra, không nên ngủ trưa quá lâu mà nên chợp mắt trong vòng nửa giờ. 2. Cắt móng tay quá sát thịt Ngón tay và ngón chân của con người được bao phủ bởi phần móng. Nếu móng bị cắt quá sâu, sau này chúng sẽ mọc ngược, gây ra vết thương khi chạm vào da thịt. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây sưng tấy và mủ. Vì vậy, không nên cắt móng tay móng chân quá ngắn, không cắt quá sâu hai bên rìa móng và đảm bảo che kín được phần ngón tay, ngón chân và mô mềm. 3. Hay thích nửa ngồi nửa nằm Tư thế kiểu nửa nằm nửa ngồi trên ghế sofa thoải mái nhưng rất có hại cho cơ thể con người, dễ gây căng cơ thắt lưng và các bệnh về cột sống. Ở tư thế này, một hình tam giác được hình thành giữa cơ thể với mặt ngồi và tựa lưng của ghế sofa, khiến lưng ở trạng thái lơ lửng. Lúc này, vai và thắt lưng dễ chịu tổn thương, gây áp lực cho cột sống cổ. Về lâu dài, tư thế này sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa đĩa đệm cổ, có thể gây ra các cảm giác khó chịu như đau vai, cổ và lưng, chóng mặt và buồn nôn. 4. Tắt đèn và nghịch điện thoại Con người hiện đại có thói quen nhìn vào điện thoại di động trước khi đi ngủ, nhưng hành động này có thể gây tổn hại cho mắt về mọi mặt. Đầu tiên, nó phá hủy cấu trúc bề mặt nhãn cầu bao gồm biểu mô giác mạc, biểu mô kết mạc. Do sự chênh lệch ánh sáng lớn giữa màn hình và môi trường xung quanh, nếu sử dụng điện thoại di động trong bóng tối trong thời gian dài, độ ổn định của bề mặt nhãn cầu sẽ bị phá hủy, đồng thời có thể xảy ra khô giác mạc và tắc nghẽn kết mạc. Thứ hai, nó sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của áp lực nội nhãn. Trong môi trường tối, nhiều người sẽ nhìn chằm chằm vào màn hình ở cự ly gần. Khi bạn nhìn chằm chằm vào màn hình và lướt điện thoại trong thời gian dài, cơ nhãn cầu của bạn cũng tiếp tục chuyển động, làm tăng thêm áp lực nội nhãn. Cuối cùng, nó có thể gây tổn hại lâu dài cho sức khỏe của mắt. Có một mô cảm giác trong mắt con người có thể cung cấp hơn 90% thông tin thị giác, đó là điểm vàng nằm trong võng mạc. Nếu nhìn điện thoại lâu dài trong bóng tối, về lâu dài có thể mắc thoái hóa điểm vàng. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ khó ngủ có thói quen xem video trên điện thoại để buồn ngủ....

Một thói quen trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ ung thư lên 55%

Một thói quen trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ ung thư lên 55%

Đây là thói quen nhiều người mắc phải, vừa làm tăng nguy cơ ung thư, vừa giảm thị lực, dễ thoái hóa não, chấn thương cột sống cổ. Ảnh: iStock Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí y tế quốc tế Cancer, các nhà khoa học theo dõi khoảng 460.000 người trong 12,8 năm và thu thập thói quen sinh hoạt cũng như tình trạng sức khỏe thể chất của họ. Kết quả cho thấy thói quen trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp lên 55% là sử dụng điện thoại. Các nhà nghiên cứu giải thích dùng điện thoại di động trước khi đi ngủ sẽ dẫn đến việc tiếp xúc với lượng lớn nguồn sáng vào ban đêm, cản trở quá trình tiết melatonin, khiến đồng hồ sinh học trở nên hỗn loạn, khả năng miễn dịch suy yếu và tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, một tổ chức khảo sát ở Trung Quốc cũng thực hiện nghiên cứu về việc sử dụng điện thoại di động trước khi đi ngủ, kết quả cho thấy ngoài việc khó ngủ, chơi điện thoại di động còn có thể gây ra 5 hậu quả nghiêm trọng, trong đó tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ và thoái hóa não. Các hậu quả đó cụ thể gồm: 1. Giảm thị lực Chơi điện thoại di động trong thời gian dài có thể làm mỏi cơ mắt, ảnh hưởng đến khả năng tập trung bình thường, dẫn đến giảm thị lực, gây tắc mạch máu võng mạc, gây đột quỵ thông thường. 2. Dễ dẫn đến thoái hóa não Nó gây ảnh hưởng đến việc tiết melatonin trong não cùng các vấn đề như khó ngủ và thường xuyên thức giấc. Nếu bạn thức khuya và ngủ muộn lâu ngày, thời gian ngủ sẽ bị ít đi, làm tăng nguy cơ thoái hóa não. 3. Da xấu đi Ánh sáng xanh từ điện thoại di động phổ biến hơn bước sóng tia cực tím và có thể xâm nhập sâu hơn vào da, gây ra quá trình oxy hóa DNA của tế bào và làm mất collagen. Nó cũng có thể dễ dàng làm cho da thô ráp và lỗ chân lông to ra. Ánh sáng xanh cũng có thể gây ra sự lắng đọng melanin và đẩy nhanh quá trình lão hóa da. 4. Chất lượng giấc ngủ ngày càng suy giảm Chơi điện thoại di động trước khi đi ngủ dễ dàng khiến cơ thể tràn đầy năng lượng, không buồn ngủ và vô tình thức khuya, làm giảm chất lượng giấc ngủ. 5. Chấn thương cột sống cổ Dùng điện thoại di động trước khi đi ngủ sẽ khiến con người vô thức duy trì một tư thế trong thời gian dài, điều này sẽ tạo gánh nặng lớn hơn cho cột sống cổ, dễ gây biến dạng, đau nhức cột sống cổ... dẫn đến gai cột sống cổ. Ba lời khuyên giúp tránh ung thư và thoái hóa não Để tránh 5 hậu quả lớn trên, bạn nên phát triển các thói quen chính sau: 1. Không sử dụng điện thoại nửa tiếng trước khi đi ngủ 2. Bật đèn khi lướt điện thoại 3. Khi sử dụng điện thoại di động, tốt nhất nên nghỉ 20 đến 30 giây sau mỗi 20 phút sử dụng. Trong thời gian nghỉ giải lao, bạn có thể nhìn ra xa hoặc chớp mắt nhiều hơn để mắt được nghỉ ngơi hợp lý.

Điều gì xảy ra nếu xem điện thoại lúc vừa ngủ dậy?

Điều gì xảy ra nếu xem điện thoại lúc vừa ngủ dậy?

Sử dụng điện thoại ngay sau khi thức dậy có thể gây rối loạn giấc ngủ, tăng căng thẳng, giảm tập trung hay có xu hướng so sánh hình ảnh bản thân với người khác. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người hình thành thói quen với tay lấy điện thoại ngay khi thức dậy. Điều này có vẻ vô hại, nhưng theo Tiến sĩ ShubhKarman Singh Saini, bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Manjeet Saini, Jalandhar (Ấn Độ), thói quen này có thể gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc sử dụng điện thoại ngay sau khi thức dậy được gọi là NoMoPhobia (No Mobile Phone Phobia), mô tả nỗi sợ bị ngắt kết nối với điện thoại di động. Đối với hầu hết chúng ta, kiểm tra thông báo, lướt mạng xã hội hoặc theo dõi tin tức là bản năng đầu tiên khi thức dậy. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức và cách chúng ta bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trạng, mức năng lượng và sức khỏe tổng thể. Việc kiểm tra điện thoại ngay khi thức dậy có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta theo 5 cách sau:     Ảnh: iStock 1. Rối loạn chu kỳ giấc ngủ Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại thông minh có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin của cơ thể, đây là loại hormone chịu trách nhiệm điều hòa giấc ngủ. Tiếp xúc với ánh sáng xanh ngay sau khi thức dậy có thể làm rối loạn nhịp sinh học của bạn. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi suốt cả ngày và khiến bạn khó ngủ vào đêm hôm sau, tạo ra một vòng luẩn quẩn về chất lượng giấc ngủ kém. 2. Mức độ căng thẳng và lo lắng cao hơn Bắt đầu ngày mới bằng cách kiểm tra thông báo có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng gia tăng. Cho dù là kiểm tra email, cập nhật phương tiện truyền thông xã hội hay tin tức, những thông báo này thường tạo ra sự khởi đầu căng thẳng và lo lắng cho ngày mới. Điều này có thể kích hoạt mức cortisol tăng cao và nhịp tim cao hơn, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe thể chất. 3. Giảm khả năng tập trung và năng suất Kiểm tra điện thoại ngay khi thức dậy vào buổi sáng khiến bạn mất tập trung vào các hoạt động hiệu quả và có ý nghĩa hơn, chẳng hạn như thiền, tập thể dục hoặc ăn sáng lành mạnh. Thói quen này cản trở sự tập trung của bạn trong suốt cả ngày, dẫn đến giảm năng suất và suy giảm hiệu suất trong cả môi trường học tập lẫn công việc. 4. Bỏ bê thói quen buổi sáng Thói quen buổi sáng lành mạnh là điều cần thiết cho một ngày làm việc hiệu quả. Việc ưu tiên điện thoại hơn chăm sóc bản thân có thể khiến bạn bỏ lỡ các việc làm có giá trị thúc đẩy sức khỏe. Những hoạt động như giãn cơ, viết nhật ký hoặc thưởng thức một tách cà phê chánh niệm có thể giúp tăng cường sự minh mẫn về tinh thần và tăng cường sức khỏe thể chất. Bỏ bê những hoạt động này có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi và kém chủ động hơn khi đối mặt với những thách thức trong ngày. 5. So sánh và lòng tự trọng thấp Bộ não ở trạng thái dễ bị tổn thương khi bạn thức dậy, và việc lướt mạng xã hội ngay lập tức có thể tạo ra tông màu tiêu cực cho hình ảnh bản thân. Các nền tảng mạng xã hội thường thể hiện những phiên bản lý tưởng của cuộc sống, và việc so sánh bản thân với người khác ngay từ sáng sớm có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp, tạo tiền đề cho những thay đổi tâm trạng trong suốt cả ngày.

Uống 2 cốc nước trước bữa ăn, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Uống 2 cốc nước trước bữa ăn, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Theo một chuyên gia dinh dưỡng, uống 2 cốc nước trước bữa ăn có thể hỗ trợ giảm cân bởi nước giúp kiểm soát cơn đói và giảm lượng calo nạp vào. Theo chuyên gia dinh dưỡng Alan Aragon (Ấn Độ), đã giải thích mẹo uống 2 cốc nước trước bữa ăn của mình là một chiến lược giúp tăng cảm giác no và có khả năng hỗ trợ giảm cân. Nhưng liệu nó có thực sự hiệu quả không? “Mẹo dùng nước” để giảm cân là gì? Theo một chuyên gia dinh dưỡng, uống 2 cốc nước trước bữa ăn có thể hỗ trợ giảm cân bởi nước giúp kiểm soát cơn đói và giảm lượng calo nạp vào. Ảnh: PHƯƠNG LÊ. Mặc dù chúng ta biết rằng việc giữ đủ nước rất quan trọng đối với sức khỏe và cơ thể, nhưng “mẹo về nước” của Alan Aragon liên quan đến việc uống 2 cốc nước trước bữa ăn để giúp kiểm soát cơn đói và giảm lượng calo tổng thể. Ông cho biết uống 2 cốc nước trước khi ăn sẽ giúp bạn tiết kiệm calo. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu giảm cân có thể uống 2 cốc nước lọc trước mỗi bữa ăn. Bạn sẽ ăn ít hơn đáng kể và đây là một điều tốt để làm khi bạn ra ngoài ăn tối. Về việc uống nước trong bữa ăn Uống nước trong bữa ăn cũng rất tốt cho sức khỏe vì nó làm loãng các enzyme tiêu hóa và sau đó bạn sẽ tiêu hóa bữa ăn chậm hơn. Liệu mẹo uống nước trước bữa ăn có hiệu quả không? Theo Tiến sĩ Rakesh Gupta, cố vấn cao cấp, nội khoa, Bệnh viện Indraprastha Apollo (Ấn Độ), mẹo uống 2 cốc nước trước bữa ăn “đã trở nên phổ biến như một cách đơn giản và hiệu quả để hỗ trợ kiểm soát cân nặng và sức khỏe tổng thể”. Ông cho biết, uống nước trước bữa ăn có thể giúp bạn cảm thấy no hơn, có khả năng dẫn đến giảm lượng calo nạp vào. Tiến sĩ Rakesh Gupta chia sẻ thêm: “Một số nghiên cứu cho thấy uống nước trước bữa ăn thực sự có thể giúp kiểm soát cân nặng. Nước không chứa calo, làm tăng thể tích cho dạ dày của bạn, có thể tạo cảm giác no. Điều này có thể khiến bạn ăn ít hơn trong bữa ăn, đặc biệt là nếu bạn có xu hướng ăn quá nhiều hoặc ăn vặt một cách vô thức. Một nghiên cứu được công bố trên Obesity phát hiện ra rằng những người tham gia uống khoảng 500 ml nước trước mỗi bữa ăn đã giảm cân nhiều hơn trong khoảng thời gian 12 tuần so với những người không uống”. Không chỉ vậy, nước hỗ trợ tiêu hóa và giúp duy trì các chức năng tự nhiên của cơ thể, điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Uống 2 cốc nước trước bữa ăn có thể giúp bạn phân biệt giữa cơn đói thực sự và tình trạng mất nước. Điều này có thể ngăn ngừa lượng calo không cần thiết khi bạn chỉ cần bù nước. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là uống nước trước bữa ăn không phải là giải pháp kỳ diệu để giảm cân. Nó hiệu quả nhất khi kết hợp với thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm soát khẩu phần ăn và hoạt động thể chất thường xuyên. Đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, uống quá nhiều nước trước bữa ăn có thể làm giảm cảm giác thèm ăn đến mức họ không nhận đủ chất dinh dưỡng. Vì vậy, sự cân bằng là chìa khóa – Tiến sĩ Rakesh Gupta nhấn mạnh.

Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho người bị bệnh thận

Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho người bị bệnh thận

Việc ăn uống theo chế độ bổ thận sẽ giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh thận mạn tính, năng cao khả năng miễn dịch và tránh các biến chứng nguy hiểm do suy thận gây ra. Vai trò của thận đối với sức khỏe Đào thải các chất cặn bã thông qua bài tiết nước tiểu. Kiểm soát, điều hòa dịch ngoại bào trong cơ thể. Điều hòa huyết áp, ion trong máu. Hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu giúp cơ thể không bị hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu. Nguyên nhân suy giảm chức năng thận Do uống nhiều bia rượu, sử dụng các chất kích thích, Lối sống, cách sinh hoạt không điều độ, thức khuya, không tập thể dục, thể thao, Ăn uống thất thường, thường xuyên ăn mặn.             Thận là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết, thanh lọc cơ thể. Áp lực cuộc sống, stress, căng thẳng kéo dài. Do tuổi cao, chức năng thận và các cơ quan khác trong cơ thể suy giảm. Dùng thuốc kháng sinh nhiều trong thời gian dài cũng gây nên tình trạng suy giảm chức năng thận. Bên cạnh đó, những người bị các bệnh như đái tháo đường, viêm bàng quang, sỏi thận… cũng sẽ làm thận bị suy giảm chức năng. Thực phẩm cực bổ thận Ớt chuông đỏ Ớt chuông đỏ là một lựa chọn tốt cho những người quan tâm về sức khỏe của thận, bởi vì nó có ít kali.    Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin A, C, B6, axit folic và chất xơ... giúp tăng cường chức năng của thận. Chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa lycopene, giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư. Súp lơ xanh Súp lơ xanh là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin giúp bổ sung chất xơ. Ngoài ra, trong súp lơ còn có thành phần indole có khả năng chống viêm rất có lợi cho thận.   Lòng trắng trứng gà Trứng gà là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Lòng trắng trứng gà có chứa vitamin B và hàm lượng protein cao giúp tăng cường sức khỏe cho thận và rất tốt cho những người đang mắc các bệnh về thận. Quả dứa Dứa là một trong những loại quả có hàm lượng natri, kali, phốt pho thấp hơn những loại hoa quả khác nên tốt cho thận.    Dứa vừa có thể chế biến trong các món ăn vừa có thể ăn tráng miệng, dễ dàng bổ sung vào thực đơn cho người bị các bệnh về thận. Bên cạnh đó, đây cũng là một loại thực phẩm giàu vitamin A và chất xơ. Quả nho đỏ Nho đỏ là một loại quả mọng, ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Đây là thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, các chất chống oxy hóa flavonoid có khả năng chống viêm, tốt cho thận.  Ngoài ra, trong nho đỏ còn chứa resveratrol tốt cho tim mạch, chống được bệnh đái tháo đường và suy giảm nhận thức. Hành tây Nếu bạn đang muốn tìm một thực phẩm có thể bổ sung nguồn natri thấp thì không thể bỏ qua hành tây.  Hành tây là thực phẩm chứa nhiều vitamin, rất tốt cho những người có bệnh lý về thận. Đây là một trong những thực phẩm cực tốt cho thận. Trong hành tây có chứa các vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa điển hình là vitamin B và vitamin C. Ức gà Nếu thịt gà là thực phẩm được khuyến cáo không được dùng cho người bệnh thận thì ức gà lại là lựa chọn hoàn hảo.    Vì vậy, trong danh sách 10 loại thực phẩm cực bổ thận thì không thể bỏ qua loại thực phẩm này.  Phần ức gà có hàm lượng protein cao, hàm lượng natri và phốt pho thấp rất phù hợp cho người bệnh, giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ