Nghiên cứu dựa trên 22.750 cặp song sinh ở Phần Lan cho thấy cách tập thể dục tốt nhất cho tuổi thọ có thể rất khác với điều mọi người thường nghĩ. Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Jyväskylä (Phần Lan) đã nghiên cứu tác động của việc tập thể dục và các hoạt động thể chất khác lên tuổi thọ thông qua 22.750 cặp song sinh ra đời trước năm 1958 tại nước này Họ được đánh giá mức độ hoạt động thể chất vào các năm 1975, 1981 và 1990, cũng như thống kê dữ liệu tử vong gần đây. Kết quả công bố trên tạp chí khoa học European Journal of Epidemiology cho biết lão hóa sinh học tăng tốc ở cả những người ít hoạt động nhất và nhiều hoạt động nhất! Tập thể dục vừa sức sẽ tốt cho sức khỏe và tuổi thọ hơn là ép bản thân quá đáng - Ảnh minh họa: SCITECH DAILY Theo SciTech Daily, trong nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá mức độ hoạt động thể chất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Mức tập thể dục mà WHO khuyến nghị cho mỗi người là 150-300 phút hoạt động ở mức vừa phải hoặc 75-150 phút hoạt động ở mức độ mạnh mỗi tuần. Các kết quả cho thấy việc đáp ứng các hướng dẫn này không làm giảm nguy cơ tử vong hoặc thay đổi nguy cơ mắc bệnh di truyền theo hướng có lợi. Trong vòng 30 năm, nhóm tập luyện theo khuyến nghị giảm được 7% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân khi so sánh với nhóm ít vận động. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá nhiều, qua nặng lại không cho thấy bất kỳ lợi ích nào, với tỉ lệ tử vong không khác biệt so với nhóm ít vận động. Đây không phải nghiên cứu đầu tiên cho thấy tập thể dục quá mức sẽ gây ra tác dụng ngược đối với sức khỏe. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2024 từ Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL - Mỹ) cảnh báo tập thể dục - thể thao quá mức có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu. Một nghiên cứu công bố cùng năm từ Đại học Tsukuba (Nhật Bản) cho thấy tập quá mức có thể làm tăng tiết hormone gây căng thẳng corticosterone, hậu quả là khiến bạn... dễ tăng cân. Trong khi đó, công trình năm 2018 từ Đại học Yale (Mỹ) cho thấy tập quá nặng, quá lâu sẽ đảo ngược tác dụng chống stress, chống trầm cảm của việc tập thể dục và có thể khiến tinh thần của bạn tồi tệ hơn.
20/03/2025
Đọc thêm »Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh sắp về đến miền Bắc, Hà Nội sẽ có những ngày vừa mưa vừa rét. Vào lúc thời tiết giao mùa như vậy, trẻ em thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi. Những bệnh lý hô hấp không được điều trị dứt điểm sẽ khiến dịch mũi chảy xuống họng gây viêm họng và rất nhanh tiến triển thành viêm phổi. Thời tiết chuyển lạnh, gia tăng bệnh về đường hô hấp Thời tiết chuyển lạnh, số bệnh nhi phải nhập viện vì viêm đường hô hấp thường tăng cao so với khi thời tiết nắng ấm. Bên cạnh đó, tình hình ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn diễn tiến bất thường với các chỉ số ô nhiễm đang ở mức báo động cũng là yếu tố nguy cơ, góp phần làm cho trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp. Theo thống kê, khoảng 80% bệnh đường hô hấp là do siêu vi gây ra làm viêm nhiễm, xuất tiết đờm nhớt gây tắc nghẽn đường thở. Tình trạng này khiến trẻ khó thở, khó chịu, ăn uống kém - đặc biệt là trẻ sơ sinh. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh. Các bệnh đường hô hấp thường bắt đầu từ mũi, họng và rất nhanh lan xuống phổi nếu không được xử trí kịp. Nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển nặng, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Ngoài ra, khi thời tiết lạnh, không khí vào đường thở của trẻ không được sưởi ấm (do đường hô hấp của trẻ ngắn hơn và không có lông sưởi như ở người lớn), trẻ dễ bị nhiễm lạnh đường hô hấp , dễ bị nhiễm virus hơn, biểu hiện bằng hắt hơi sổ mũi, ho, khò khè, nặng hơn là viêm đường hô hấp dưới. Những trẻ có tiền căn dị ứng, khi bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi, sẽ dễ làm khởi phát cơn suyễn. Số lượng trẻ nhập viện tăng cao còn khiến gia tăng tỷ lệ lây nhiễm chéo. Cho nên, để hạn chế loại bệnh này, tốt nhất là chú ý từ khâu phòng tránh. Phòng bệnh hô hấp ở trẻ, kiến thức nền mà cha mẹ cần biết Theo bác sĩ Phạm Thái Anh (Bệnh viện Bắc Thăng Long), khi trẻ có những dấu hiệu như: chảy nước mũi, hắt hơi, ho… bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng các sản phẩm nước muối sinh lý phù hợp với lứa tuổi để làm thông thoáng đường thở. Tuyệt đối không để ứ đọng đờm nhớt, tránh tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus phát triển. Một chú ý quan trọng, người chăm sóc tuyệt đối không dùng chung một sản phẩm vệ sinh mũi họng cho trẻ để tránh lây lan bệnh. Ở nhiều nhà trẻ mẫu giáo, cô dùng một cái khăn lau mũi chung cho cả lớp. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ lây bệnh cho nhau và “bé cứ đi lớp là ốm”. Các bậc cha mẹ không nên tự chữa bệnh cho trẻ theo truyền miệng như dùng nước ép tỏi, hành, trầu không hay các loại dầu để nhỏ vào mũi trẻ vì sẽ có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn. Nếu trẻ bị chảy nước mũi xanh kèm ho, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời vì đây đã là dấu hiệu của viêm nhiễm, rất khó để tự khỏi. Vào thời điểm giao mùa, phụ huynh nên lưu ý: Giữ ấm cho trẻ, đi tất, đội mũ khi ra ngoài. Uống nước nhiều, giúp da và đường hô hấp luôn ẩm. Ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả, nhằm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, trong đó có hệ miễn dịch của cơ thể. Khi trẻ hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, massage lưng và tay chân trẻ bằng ít dầu nóng như: khuynh diệp, dầu tràm, oải hương... để kích thích máu huyết lưu thông, tăng cường miễn dịch. Tăng cường rau xanh, hoa quả để củng cố hệ miễn dịch của trẻ. Không gian sống cũng quan trọng với sức khỏe hệ hô hấp của trẻ Môi trường sống sạch luôn có ý nghĩa với sức khỏe của mỗi chúng ta, đặc biệt với trẻ nhỏ, những cá thể có hệ hô hấp nhạy cảm so với người lớn. Những việc cần làm tưởng như đơn giản, chúng ta nghe đã ‘rất quen tai’ nhưng để thực hiện tốt cũng không phải là dễ dàng. Đó là: Vệ sinh nhà cửa, môi...
27/12/2024
Đọc thêm »Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ về một số bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi chuyển sang thời tiết lạnh. Dưới đây là những bệnh cha mẹ cần lưu ý: Cảm lạnh thông thường Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi, biểu hiện qua sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, hoặc đau đầu. Trẻ có thể bị sốt nhẹ trong giai đoạn đầu. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng thường nặng hơn trong 3-5 ngày đầu và có thể mất khoảng 7-10 ngày để hết hoàn toàn. Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là các vùng tay, chân, ngực, đầu và cổ; cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ lạnh và bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả và rau xanh. (Ảnh minh họa). Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) / Viêm phế quản Viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù các virus khác cũng có thể gây bệnh. Triệu chứng bệnh thường giống cảm lạnh trong giai đoạn đầu, sau đó có thể tiến triển thành khó thở, khò khè và mất nước. Hầu hết các trẻ có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu trẻ khó thở hoặc mất nước, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện. Cảm cúm Cúm thường khởi phát đột ngột với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ. Sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Hiện có các thuốc kháng virus giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh, nhưng cần được sử dụng sớm và chủ yếu dành cho trẻ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Viêm họng do liên cầu khuẩn Viêm họng do liên cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học, biểu hiện bằng đau họng, đau đầu và đau dạ dày, kèm theo sốt cao hoặc nôn mửa. Bệnh thường không đi kèm với triệu chứng như cảm lạnh hoặc ho và có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Trẻ cần ở nhà cho đến khi hết sốt 24 giờ và đã sử dụng kháng sinh. Viêm thanh quản Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, kèm theo tiếng thở khò khè. Trẻ bị ho nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Để làm giảm triệu chứng, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với không khí khô mát hoặc không khí nóng ẩm. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị khí dung và dùng steroid. Viêm phổi Không giống các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra và có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể bắt đầu từ một cơn cảm lạnh nhưng sau đó diễn tiến xấu hơn, hoặc ban đầu có vẻ như đã thuyên giảm nhưng sau đó lại nặng trở lại. Nếu trẻ cảm thấy sốt cao và ho nặng hơn sau vài ngày cảm lạnh, có thể đây là dấu hiệu của viêm phổi và cần đưa trẻ đi khám. Cha mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong những tháng lạnh và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị.
27/12/2024
Đọc thêm »Dị vật đường thở là tình huống cấp cứu thường gặp ở trẻ, có nguy cơ đe dọa tính mạng do dị vật làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến thiếu ôxy. Con tôi năm nay 2 tuổi, rất thích nhặt đồ cho vào miệng. Gần đây thấy nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật, tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ cho biết cách xử trí nhanh khi trẻ bị hóc dị vật đường thở. (Lan Phương, 36 tuổi, ngụ TP.HCM). Trả lời Dị vật đường thở là tình huống cấp cứu thường gặp ở trẻ, có nguy cơ đe dọa tính mạng do dị vật làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến thiếu ôxy. Hóc dị vật đường thở ở trẻ thường gặp là các loại hạt, thực phẩm hay các mảnh đồ chơi nhỏ. Khi trẻ bị hóc dị vật sẽ có những biểu hiện như ho sặc sụa dữ dội, khó thở. Một số trẻ có biểu hiện hoảng loạn hoặc ra dấu hiệu bị nghẹn ở cổ đối với trẻ lớn. Nếu dị vật gây tắc nghẽn hoàn toàn đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện suy hô hấp, tím tái, ngưng tim. Việc xử trí ngay khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật rất quan trọng. Phụ huynh cần bình tĩnh thực hiện đúng các bước ban đầu, hạn chế thao tác sai có thể gây nguy hiểm tính mạng và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Thủ thuật vỗ lưng, ấn ngực dành cho trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật đường thở. Ảnh: Internet Đối với trẻ dưới 2 tuổi, cần làm thủ thuật vỗ lưng, ấn ngực như sau: - Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay trái, giữ chặt đầu và cổ trước bằng bàn tay trái. Dùng ngón trỏ và ngón giữa trái đẩy cằm trẻ lên cho cổ trẻ ưỡn tránh gập đường thở. Sau đó dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ (ở khoảng giữa hai bả vai) - Nếu thấy trẻ còn khó thở, tím tái, cần lật ngửa trẻ sang tay phải và dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng nửa xương ức 5 cái. Sau đó tiếp tục luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc thấy trẻ khóc được. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, cần làm thủ thuật Heimlich như sau: - Tư thế ngồi hoặc đứng phía sau người trẻ sao cho thuận tiện đưa hai tay vòng qua người trẻ - Bàn tay trái tạo thành nắm đấm, đặt ngay thượng vị, dưới mũi ức phía trước ngực và bàn tay phải ôm lấy nắm đấm - Ấn mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên cho đến khi dị vật rơi ra ngoài Sau khi thực hiện các thao tác này, phụ huynh vẫn nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám dù trẻ đã nôn ra dị vật. Bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên để trẻ đùa giỡn, quấy khóc trong lúc ăn. Không nên cho trẻ ăn các loại hạt, đồ chơi có kích thước nhỏ, tránh tình trạng trẻ cho vào miệng và gặp phải sự cố đáng tiếc.
27/12/2024
Đọc thêm »Bé V.A (7 tuổi) ngậm nắp bút vào miệng khi đang học trong lớp và vô tình bị nuốt đầu bút vào đường thở. Sau khi bé V.A (7 tuổi, Bắc Kạn) ngậm nắp bút vào miệng khi đang học trong lớp và vô tình bị nuốt đầu bút vào đường thở. bị hóc trẻ ho, khó thở và đau ngực. Ngay lập tức, trẻ được giáo viên đưa đến phòng y tế của trường học để sơ cứu ban đầu, sau đó chuyển đến trung tâm y tế địa phương. Trên đường đi, trẻ xuất hiện ngừng thở, ngừng tim, phải cấp cứu hồi sinh tim phổi liên tục trên đường chuyển đến Bệnh viện tuyến tỉnh. Tại đây, trẻ tiếp tục được cấp cứu ngừng tuần hoàn. Tuy nhiên do tổn thương não vì tình trạng thiếu oxy, trẻ xuất hiện nhiều cơn co giật liên tục, nên các bác sĩ đã nhanh chóng chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Đầu bút được gắp ra từ đường thở của bệnh nhi V.A. Ảnh: BVCC BSCKII. Nguyễn Tân Hùng – Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc cho biết, trẻ vào viện trong tình trạng hết sức nguy kịch. Trẻ được bóp bóng qua nội khí quản, đang được duy trì thuốc trợ tim liên tục để đảm bảo nhịp tim và huyết áp, hôn mê sâu, co giật liên tục. Bệnh nhi được các bác sĩ điều trị tích cực bằng các biện pháp thở máy, bồi phụ khối lượng tuần hoàn, duy trì vận mạch, điều trị chống phù não, an thần tại các đơn vị cấp cứu và điều trị tích cực. Cùng với đó, trẻ đã được nội soi cấp cứu tại giường gắp dị vật đường thở. “Dị vật được gắp ra là đầu bút bi màu đen, có kích thước khoảng 0,5 x 0,8 cm, che lấp 70% phế quản gốc phải. Niêm mạc đường thở hai bên của trẻ phù nề, trong lòng phế quản nhiều dịch nhầy” – ThS.BS Vũ Tùng Lâm – Khoa Khám và Thăm dò Hô hấp, Trung tâm Hô hấp chia sẻ. Tuy nhiên, dù đã được các bác sĩ nỗ lực điều trị tích cực, nhưng do thời gian ngừng tim, ngừng thở quá lâu, tổn thương não không hồi phục, bệnh nhi đã tử vong sau 4 ngày điều trị. Khi trẻ bị hóc dị vật, người chăm sóc cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp sau: Sơ cứu đúng cách có thể giúp trẻ thoát khỏi nguy kịch khi hóc dị vật 1. Nếu trẻ còn hồng hào, khóc được, nói được, ho có hiệu quả, không ảnh hưởng đến các chức năng sống: Hãy khuyến khích trẻ ho, tiếp tục theo dõi, đánh giá và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cấp cứu. 2. Nếu trẻ tím tái, không khóc hoặc khóc yếu, ho không hiệu quả. Nhanh chóng gọi cấp cứu và thực hiện các thủ thuật sơ cứu sau: Nếu trẻ còn tỉnh: Đối với trẻ nhỏ: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp, dọc theo cánh tay một bên, bàn tay đỡ vùng ngực xương hàm dưới của trẻ. Dùng gót bàn tay còn lại vỗ 5 cái vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai theo hướng xuống dưới và ra phía trước. Nếu vẫn chưa bật được dị vật ra tiến hành lật ngửa trẻ vẫn để dọc cánh tay, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái (tần suất 1 lần/ 1 giây) Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Đối với trẻ lớn: Ngoài sử dụng biện pháp vỗ lưng ấn ngực có thể trẻ lớn người cấp cứu có thể sử dụng nghiệm pháp Heimlich với trẻ ở tư thế đứng hoặc ngồi: Người cấp cứu đứng sau nạn nhân. Do chiều cao của trẻ thấp, để hiệu quả người cấp cứu có thể nhấc trẻ lên hoặc quỳ phí sau trẻ. Đặt gót bàn tay của một tay trên bụng trẻ ở vùng thượng vị, ngay dưới mũi xương ức, phía trên rốn. tay thứ 2 đặt trên tay thứ nhất. Dùng hai tay ấn mạnh lên bụng, ấn 5 cái dứt khoát theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. Có thể lặp lại 6 – 10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc, la được. Nếu trẻ không tỉnh: – Mở thông đường thở bằng cách ngửa đầu, nâng cằm – Thổi ngạt 2 lần – Hồi sức tim phổi: Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực 30 nhịp: Để trẻ nằm ngửa trên nền cứng, quỳ xuống...
27/12/2024
Đọc thêm »Đây là loại bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới về số người mắc. Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Đây là loại bệnh ung thư phổ biến đứng thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới về số người mắc. Có 2 loại ung thư phổi chính, đó là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. (Ảnh minh họa). Theo các bác sĩ Bệnh viện K, dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi: 1. Ho kéo dài lâu ngày, đặc biệt ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc ung thư phổi. Bạn hãy đi khám, chụp X-quang kết hợp với xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân. 2. Đau tức ngực trong ung thư phổi có thể là do khối u xâm lấn rộng hoặc đã di căn hạch gây chèn ép các dây thần kinh, khiến người bệnh bị đau vùng ngực, lưng hoặc vai, nhất là khi hít thở sâu, ho, cười. 3. Khàn tiếng trên 2 tuần không khỏi, bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân bởi trong ung thư phổi khối u có thể đã chèn vào dây thần kinh thanh quản làm biến đổi giọng nói người bệnh. 4. Thường xuyên khó thở, bạn cũng không nên chủ quan bởi nếu phổi có khối u có thể làm giảm thể tích thông khí dẫn đến khó thở. 5. Đau mỏi cơ thể, tình trạng này sẽ xuất hiện nếu khối u ở phổi to dần lên, chèn vào những dây thần kinh ở vị trí lưng, ngực,... khiến người bệnh mệt mỏi, giới hạn vận động. Ở giai đoạn đầu, hầu hết trường hợp mắc ung thư phổi đều không có triệu chứng điển hình nên rất khó nhận biết, dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý đường hô hấp khác, dẫn đến việc điều trị không đúng phương pháp. Cho tới khi một số triệu chứng bộc lộ rõ rệt như ho dai dẳng, ho ra máu, khó thở, đau tức ngực… thì phát hiện bệnh đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Phát hiện sớm ung thư phổi sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Vì vậy việc phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư phổi luôn được đặt lên hàng đầu. Sàng lọc là tìm kiếm ung thư trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng gì. Sàng lọc giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, giúp tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cao hơn cho việc điều trị. Bởi vì khi bệnh nhân đã có triệu chứng, ung thư có thể đã bắt đầu lan rộng. Trước đây việc sàng lọc, phát hiện sớm ung thư phổi không được khuyến cáo vì chụp XQ phổi và làm tế bào học đờm chưa chứng minh làm giảm được tỉ lệ tử vong do ung thư phổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, một tỉ lệ lớn ung thư phổi được phát hiện khi chụp cắt lớp vi tính (CT) là những khối u ở giai đoạn đầu, có tiên lượng tốt, chứng minh làm giảm 20% tỉ lệ do ung thư phổi ở những người hút thuốc nặng được sàng lọc hàng năm trong 3 năm. Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay Với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc điều trị bệnh ung thư phổi cũng trở nên dễ dàng hơn, một số phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi phổ biến hiện nay là: - Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Tuy nhiên phương pháp này không có tác dụng ở các giai đoạn sau của bệnh. - Hóa trị: Phương pháp phổ biến được sử dụng để hạn chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư. - Xạ trị: Phương pháp sử dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư ở khu vực được chiếu phóng xạ. - Điều trị theo triệu chứng: Là phương pháp điều trị bổ sung, được sử dụng kết hợp với một hoặc nhiều các phương pháp ở trên để giảm các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư phổi bằng các loại thuốc.
27/12/2024
Đọc thêm »Bệnh tim, ung thư, loãng xương, Alzheimer và những vấn đề khi làm mẹ là 5 nguy cơ sức khỏe phụ nữ cần đặc biệt chú ý. "Phụ nữ có nhiều mối quan tâm sức khỏe riêng biệt, bao gồm chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, biện pháp tránh thai, mãn kinh. Và đó chỉ là khởi đầu", Harvard Health cho biết. "Một số vấn đề sức khỏe chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ và một số khác phổ biến hơn ở phụ nữ. Hơn nữa, nam giới và phụ nữ có thể mắc cùng một tình trạng, nhưng các triệu chứng khác nhau. Nhiều bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ theo những cách khác nhau và thậm chí có thể cần phương pháp điều trị riêng biệt". Dưới đây là 5 nguy cơ sức khỏe phụ nữ cần đặc biệt chú ý. Ảnh: Hawaii Pacific Health 1. Bệnh tim Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 35% số ca tử vong ở phụ nữ mỗi năm - nhiều hơn tất cả các loại ung thư cộng lại. "Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số một ở cả nam giới và phụ nữ", Tiến sĩ Hem Bhardwaj, chuyên gia về tim mạch và chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Tim mạch Pauley của VCU Health, cho biết. Tuy nhiên, phụ nữ thường có các triệu chứng khác biệt và muộn hơn so với nam giới, đồng thời có nhiều biến chứng hơn. Đôi khi, phụ nữ gặp các triệu chứng như yếu, mệt mỏi, khó thở và đau hàm, không phải là cơn đau ngực điển hình, kèm theo cảm giác giật ở cánh tay thường thấy ở nam giới. Những thay đổi về nội tiết tố ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có thể là một yếu tố. Ví dụ khác, cả nam giới và phụ nữ thường được chẩn đoán mắc bệnh động mạch vành, nhưng phụ nữ có xu hướng mắc bệnh sau thời kỳ mãn kinh do những thay đổi về nội tiết tố. 2. Ung thư Phụ nữ nên tầm soát ung thư thường xuyên, tùy thuộc vào độ tuổi. "Ước tính có khoảng hai triệu người ở Mỹ được chẩn đoán mắc ung thư vào năm 2023", chuyên gia y tế Amber Stephens cho biết qua WellMed. "Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai đối với phụ nữ cao tuổi. Các loại ung thư phổ biến nhất đối với phụ nữ trên 65 tuổi là ung thư vú, phổi và trực tràng. Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Phát hiện sớm ung thư có thể cứu sống bạn, vì vậy hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường". Stephens khuyên phụ nữ nên tầm soát ung thư thường xuyên như chụp nhũ ảnh và tầm soát ung thư trực tràng, đặc biệt là sau 65 tuổi, và nên trao đổi với bác sĩ về các xét nghiệm phù hợp với bạn. "Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư là ngừng hút thuốc. Nghiên cứu mới cho thấy uống rượu cũng liên quan đến ung thư. Rượu có liên quan đến 6% các loại ung thư, bao gồm ung thư vú và ung thư ruột kết. Điều này đúng với tất cả các loại rượu", Stephens nói. 3. Bệnh Alzheimer Phụ nữ có nhiều khả năng mắc chứng mất trí nhớ hơn nam giới, đặc biệt là bệnh Alzheimer. "Bệnh Alzheimer là một rối loạn não tiến triển ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Mặc dù có thể có một số nguyên nhân gây ra chứng mất trí, nhưng phổ biến nhất là liên quan đến chứng mất trí mạch máu (nguyên nhân tương tự như bệnh tim và đột quỵ) và bệnh Alzheimer", Stephens cho biết. Alzheimer đang được gọi là "Bệnh tiểu đường loại 3" khi ngày càng tăng. Lối sống lành mạnh và chăm sóc y tế kịp thời giúp ngăn ngừa căn bệnh này. Tại Mỹ, gần 4 triệu trong số hơn 6 triệu người mắc bệnh Alzheimer là phụ nữ. "Phụ nữ ở độ tuổi 60 có khả năng mắc bệnh Alzheimer gấp đôi so với khả năng mắc ung thư vú. Trên thực tế, cứ 5 phụ nữ từ 65 tuổi trở lên thì có một người mắc bệnh này", Stephens nói. 4. Bệnh loãng xương Phụ nữ có khả năng mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới. Tiến sĩ Kendall Ford Moseley nói với Johns Hopkins Health: "Bạn có biết rằng 50% phụ nữ ở Mỹ từ 50 tuổi trở lên bị gãy xương do loãng xương không? Nhìn chung, khoảng 54 triệu người Mỹ bị loãng xương, tức xương mỏng dần,...
27/12/2024
Đọc thêm »Mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy việc kiểm soát mỡ máu là rất quan trọng để luôn có một sức khỏe tốt, nhất là khi thời tiết lạnh - thời điểm mỡ máu luôn cao hơn bình thường. Mỡ máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên khi mỡ máu cao sẽ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ với nhiều biến chứng nguy hiểm. Các chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là xét nghiệm cho biết tổng lượng cholesterol được tìm thấy trong máu người bệnh. Nồng độ cholesterol toàn phần được tạo thành từ: - LDL - Cholesterol xấu vì chúng thường tích tụ trên thành động mạch gây tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ. Giá trị bình thường của LDL-Cholesterol là <130mg/dL, lượng LDL-Cholesterol càng cao so với giá trị bình thường, nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch càng cao. - HDL - Cholessterol tốt vì chúng giúp loại bỏ, thu nhặt LDL và các cholesterol xấu khác, vận chuyển các Cholessterol xấu về gan để xử lý. HDL- cholesterol giúp bảo vệ thành mạch, giữ sạch mạch máu, giúp mạch máu khỏe mạnh. Nếu lượng HDL- Cholessterol >60mg/dL, đây là dấu hiệu tốt đối với sức khỏe tim mạch. Nếu HDL <40mg/dL là dấu hiệu không tốt. - Triglycerid: Là chất béo trung tính trong máu. Nồng độ triglycerid bình thường <150mg/dL, từ 150-199mg/dL là cao nhẹ, từ 200-499mg/dL là mức cao và > 500mg/dL là mức rất cao. Tăng triglycerid làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Dựa vào những chỉ số xét nghiệm về mỡ máu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng người bệnh có bị rối loạn mỡ máu hay không, rối loạn mỡ máu ở mức độ nào, có ảnh hưởng đến các bệnh liên quan khác như tim mạch, đái tháo đường, tim mạch, xơ vữa động mạch…hay không? Vì sao mỡ máu tăng cao khi thời tiết lạnh? Chế độ ăn uống thay đổi Vào mùa đông, mọi người thường ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và calo hơn, như thịt đỏ, đồ chiên rán, và các món ăn giàu năng lượng để giữ ấm cơ thể. Thói quen tiêu thụ đồ ngọt, thức uống nóng chứa nhiều đường và mỡ (như socola nóng) cũng tăng lên, góp phần làm tăng cholesterol. Giảm vận động Thời tiết lạnh khiến nhiều người giảm các hoạt động thể chất ngoài trời. Việc ít tập thể dục có thể làm giảm quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể, dẫn đến tích tụ cholesterol xấu (LDL). Tác động của ánh sáng mặt trời Vào mùa đông, thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giảm. Việc này làm giảm sản xuất vitamin D, một chất có vai trò điều chỉnh mức cholesterol trong máu. Sự thay đổi sinh lý của cơ thể Cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng và chất béo nhiều hơn vào mùa đông như một cách bảo vệ tự nhiên để chống lạnh. Điều này có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Ảnh hưởng của hormone Mùa đông có thể gây ra sự thay đổi hormone, như cortisol (liên quan đến stress) thường tăng cao hơn. Điều này có thể làm tăng cholesterol, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL). Cơ thể có xu hướng tích trữ năng lượng và chất béo nhiều hơn vào mùa đông như một cách bảo vệ tự nhiên để chống lạnh. Điều này có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Cách kiểm soát các chỉ số mỡ máu Nguyên nhân khiến bạn bị mỡ máu cao là do: Chế độ ăn nhiều chất béo như thịt mỡ, da động vật, đồ chiên rán… Người thừa cân, béo phì, thường xuyên sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá. Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, suy thận, suy gan, nhiễm trùng, viêm ruột, hội chứng Cushing... Để kiểm soát bệnh mỡ máu, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây: - Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Giảm chất béo bão hòa, tăng cường các loại rau xanh, củ, quả, trái cây tươi, thực phẩm giàu omega-3, hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật. Hạnh nhân, hạt điều, óc chó, đậu phộng, hạt chia cung cấp acid béo omega – 3 cùng các dưỡng chất giúp giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu. - Vận động thể chất mỗi ngày, điều độ để giảm nồng độ Cholesterol xấu trong máu, tăng HDL-C, giảm nguy cơ mắc bệnh mỡ máu và các...
27/12/2024
Đọc thêm »Một giờ sau khi vào viện, người đàn ông trong vụ ngộ độc tại Long Biên (Hà Nội) bất ngờ rơi vào tình trạng vật vã, tím tái toàn thân, thở nhanh, rối loạn sóng điện tâm đồ rồi suy tuần hoàn, hôn mê. Bệnh nhân là ông N.V.T, 52 tuổi, quê Nghệ An, là một trong 20 người ngộ độc liên quan sự cố an toàn thực phẩm xảy ra tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên (Hà Nội). Diễn biến tăng nặng rất nhanh Ông T. được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cấp cứu lúc gần 20h ngày 19/12. Bác sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện, cho biết khi vào viện, người đàn ông này có biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nôn nhiều lần. Thầy thuốc nghĩ đến tình huống bệnh nhân ngộ độc thực phẩm và xử trí theo phác đồ chống nôn, bù điện giải. "Bệnh nhân diễn biến tăng nặng rất nhanh. Trong khoảng 1 tiếng, bệnh nhân đã rơi vào tình trạng lơ mơ, kích thích vật vã, nổi vân tím toàn thân, thở nhanh. Kết quả xét nghiệm sau 1 giờ từ khi vào viện thay đổi mạnh, ban đầu không có tình trạng toan máu nhưng sau đó toan máu nặng nề. Nam bệnh nhân cũng có rối loạn sóng điện tâm đồ, một biểu hiện nguy hiểm", bác sĩ Oanh chia sẻ. Thầy thuốc trao đổi về bệnh nhân T. thời điểm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Ảnh: BVCC Kết quả điện tâm đồ cho thấy dấu hiệu bất thường của mạch vành, nhịp tim nhanh 130 lần/phút (bình thường là 60-100 lần/phút), huyết áp tăng cao lên 170/80mmHg. Xét nghiệm khí máu biểu hiện tình trạng toan chuyển hóa nặng. Các bác sĩ hội chẩn cấp cứu, chẩn đoán nam bệnh nhân bị toan chuyển hóa nặng, theo dõi ngộ độc. Bệnh nhân lập tức được đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập, an thần, chỉ định lọc máu cấp cứu liên tục tại khu Thận nhân tạo, dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao. Song song, thầy thuốc tiếp tục xét nghiệm và gửi mẫu bệnh phẩm (máu, nước tiểu) đến Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai kiểm nghiệm, nhằm đưa ra hướng điều trị chính xác. "Bác sĩ đã cứu tôi từ cõi chết trở về" Sau 4 giờ lọc máu liên tục, tình trạng toan chuyển hoá đã cải thiện hơn, 3h sáng 20/12, nam bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Lúc này, các bác sĩ nhận được kết quả xét nghiệm khẩn gửi từ Bệnh viện Bạch Mai cho thấy độc chất Ethanol là 11.8, Methanol là 2,7mg/dL. "Sau một giờ dừng lọc máu, tình trạng toan máu lại tiếp tục, bệnh nhân tụt huyết áp rồi suy tuần hoàn, hôn mê, phải sử dụng thuốc vận mạch, chỉ định lọc máu liên tục cấp cứu", bác sĩ Oanh kể. Sau lọc máu 4 giờ, tình trạng toan của bệnh nhân chưa cải thiện nhiều, thầy thuốc buộc phải tăng liều thuốc vận mạch, có lúc rất cao. Bác sĩ nhận định bệnh nhân có nhiều nguy cơ diễn biến khó lường và có thể tử vong, cần được lọc máu hấp phụ. Để đưa ra phương án điều trị kịp thời và tích cực, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đức Giang liên hệ hội chẩn qua điện thoại với các chuyên gia Trung tâm Chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai, đồng thời xin ý kiến làm thêm một số xét nghiệm độc chất để có thể xác định nguyên nhân. Bệnh nhân tiếp tục được lọc máu cấp cứu kết hợp thêm quả lọc hấp phụ, lợi tiểu cưỡng bức, kháng sinh phổ rộng, dinh dưỡng và theo dõi sát sao các chỉ số sinh tồn cùng thông số xét nghiệm, đánh giá chức năng tim mạch. 10 giờ tiếp theo, kết quả điện tâm đồ cho thấy các sóng bất thường đã trở về đường cơ bản. Kết quả điều trị cho tín hiệu lạc quan ban đầu là đúng hướng. Tổng cộng, bệnh nhân được lọc máu 2 quả lọc M100 và 3 quả lọc MG350 cùng kháng sinh, đến tối 21/12, nghĩa là sau 48 giờ vào viện cấp cứu, các chỉ số của bệnh nhân gần như bình thường. Chỉ số cơ học phổi đã cải thiện, huyết động ổn định, tiểu tốt, chức năng thận cải thiện, tình trạng toan chuyển hóa cũng cải thiện tốt. Bệnh nhân gọi mở mắt, dù còn kích thích nhưng thở hợp tác máy, đã cắt được vận mạch. 23h đêm 21/12, bác sĩ quyết định dừng lọc máu. Ngày 22/12, ngày thứ 3 vào viện, tình trạng của bệnh nhân cải thiện tốt hơn....
27/12/2024
Đọc thêm »Chỉ cần ăn một trong hai loại trái cây quen thuộc từ 3-4 lần/tuần cũng có thể đem lại cho bạn nhiều năm tuổi thọ. Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Bệnh viện số 1 trực thuộc Đại học Dương Tử (Trung Quốc) đã chỉ ra 2 loại trái cây có thể giúp ngăn ngừa tử vong sớm do mọi nguyên nhân, đặc biệt là do biến cố tim mạch ở những người sớm bị máu nhiễm mỡ. Tin vui nhất là chúng rất dễ tìm, dễ ăn: Táo và chuối. Táo và chuối là 2 loại trái cây mà người bị máu nhiễm mỡ nên ăn - Minh họa AI: Thu Anh Viết trên tạp chí khoa học Frontiers in Nutrition, các tác giả cho biết tình trạng máu nhiễm mỡ - tức rối loạn lipid máu - vốn có tỉ lệ lưu hành cao ở nhiều nước và ngày càng bị trẻ hóa. Rối loạn lipid máu dẫn đến tổn thương và rối loạn chức năng tế bào nội mô, là cơ sở cho sự phát triển và tiến triển của xơ vữa động mạch, cũng như một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến các bệnh tim mạch chết người. Đặc biệt, tỉ lệ mắc và tử vong do các bệnh tim mạch và mạch máu não tăng rõ rệt ở những bệnh nhân rối loạn lipid máu kết hợp với tăng huyết áp hoặc tiểu đường. Do vậy, tối ưu hóa chế độ ăn uống là một biện pháp can thiệp quan trọng nhằm tránh những biến cố chết người nói trên. Gần 2.200 người trung niên bị máu nhiễm mỡ đã được các nhà nghiên cứu tuyển chọn, theo dõi trong thời gian 10 năm. Kết quả cho thấy chỉ cần ăn táo 3-4 lần mỗi tuần, nguy cơ tử vong sớm do mọi nguyên nhân - đặc biệt là do vấn đề tim mạch - ở những người này giảm được tới 39%. Nếu thay táo bằng chuối, nguy cơ giảm được 29%. Còn ở những người ăn cả táo và chuối, nguy cơ có thể giảm tận 45%. Một số loại trái cây khác cũng được xem xét đến, nhưng không ghi nhận tác dụng tương tự. Trước đó, một số nghiên cứu quốc tế khác cũng chỉ ra táo và chuối là 2 loại trái cây chứa nhiều các hợp chất hoạt tính sinh học giúp kiểm soát các vấn đề tim mạch, bao gồm tình trạng máu nhiễm mỡ và các hậu quả khác của nó.
27/12/2024
Đọc thêm »Trong mùa lạnh, độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi hoặc sưởi quá nóng cũng làm khô và hư niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu mũi. Giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi. Ngoài ra, khi trời lạnh, nhiều người sưởi quá nóng cũng làm khô và hư niêm mạc mũi dẫn đến chảy máu. Theo một nghiên cứu ở Mỹ, có khoảng 60-70% người trưởng thành bị chảy máu mũi ít nhất một lần trong đời. Trong số đó, 6% chữa hết bằng các biện pháp không phẫu thuật và có 1,6/10.000 trường hợp phải nhập viện. Chảy máu mũi thường ít gặp ở trẻ dưới 2 tuổi nhưng với trẻ từ 3 - 8 tuổi lại là nhóm có nguy cơ cao nhất. Dù tiêu chuẩn phân định không rõ ràng nhưng chảy máu mũi thường được chia thành chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Chảy máu mũi trước xảy ra ở thanh thiếu niên thường do chấn thương (cạy mũi) và do tiếp xúc với môi trường nóng, khô. Chảy máu mũi sau thường xảy ra ở người trên 50 tuổi; ở nhóm tuổi dưới 50, đại đa số là nam giới và một số nữ giới do có hiện tượng giảm sút estrogen. Những nguyên nhân thường gặp của chảy máu mũi Bên cạnh một số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng, nguyên nhân chảy máu mũi được chia làm 2 nhóm là tại chỗ và toàn thân. Các yếu tố tại chỗ: Chấn thương (ngoáy mũi), dị vật (chảy dịch thối một bên), phẫu thuật mũi xoang hay mắt, phản ứng viêm (ví dụ nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang mạn tính, các kích thích do môi trường), các thuốc xịt (cocaine), u trong hốc mũi lành hay ác tính (ở trẻ em hay gặp polyp mũi, thoát vị màng não, hay u thần kinh đệm), độ ẩm thấp (nhất là trong mùa đông lạnh), khí dung (steroids)... Các yếu tố toàn thân: Các bệnh nhiễm trùng, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh Willebrand (một bệnh chảy máu có tính di truyền), bệnh rối loạn đông máu (hemophilia), u ác tính, các bệnh gan, suy tim, giảm tiểu cầu, hóa trị, thiếu máu, suy tim, thiếu sinh tố C và K, dùng thuốc aspirin, warfarin, các thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống dị ứng. Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh và ở những địa phương có độ ẩm thấp, làm khô niêm mạc mũi ẢNH: AI Phát hiện và xử trí chảy máu mũi Tùy theo tình trạng máu mũi chảy trước hay sau mà có cách xử lý khác nhau. Với trường hợp máu mũi chảy phía trước thì lượng máu xuống họng (nếu có) rất ít, máu chủ yếu chảy ở một bên mũi, khi bóp chặt hai bên cánh mũi, máu sẽ ngưng chảy hoặc lượng máu chảy ra sẽ giảm hẳn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm mại, không bóp trên phần xương sống mũi). Với biện pháp này, đại đa số trường hợp sẽ có thể làm ngưng chảy máu sau 10 - 12 phút. Người bệnh có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Afrin hoặc Rhinex) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu. Sau khi đã dùng các biện pháp trên, nhưng mũi vẫn còn chảy máu nên đến các cơ sở tai mũi họng gần nhất để được khám và xử trí thích hợp. Với trường hợp chảy máu mũi sau, thì lượng máu chủ yếu đi xuống họng, máu chảy ở cả hai bên mũi, máu mũi chảy lượng nhiều, máu không ngừng sau khi đã áp dụng biện pháp như ở máu chảy mũi trước. Với trường hợp này người bệnh nên đến cơ sở tai mũi họng gần nhất để được khám và xử trí thích hợp. Để phòng ngừa chảy máu mũi trong mùa lạnh, bác sĩ Hữu khuyến cáo người dân không ngoáy mũi, cạy gỉ mũi, nhổ lông mũi, không xì mũi mạnh; ăn uống đủ chất, đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, vitamin K trong chế độ ăn uống; uống nhiều nước, luôn đeo khẩu trang để bảo vệ mũi khi ra khỏi nhà; không hút thuốc lá, tiếp xúc hóa chất độc hại và các tác nhân gây dị ứng...
27/12/2024
Đọc thêm »SKĐS -Tay nổi gân xanh thực chất là tình trạng các tĩnh mạch phía dưới da nổi lên. Khi nhận thấy hiện tượng nổi gân xanh trên bàn tay của mình rõ ràng và đậm màu hơn người khác khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc và lo lắng. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này hoàn toàn là vấn đề bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mạch máu nếu kèm theo những dấu hiệu nghi ngờ khác. Nguyên nhân khiến tay nổi gân xanh Gân xanh chính là các đường tĩnh mạch nằm ở dưới da. Những mạch máu có chức năng vận chuyển máu từ các bộ phận trên cơ thể trở về tim. Tùy thuốc vào sắc tố da và cơ địa của mỗi người mạch máu sẽ có màu: xanh biển, xanh lá và tím. Khi quan sát chắc chắn bạn sẽ càng để ý hơn và không khỏi lo lắng về tình trạng nổi gân xanh ở tay. Tay nổi gân xanh ở vài người được cho rằng là hiện tượng sinh lý tự nhiên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bên cạnh đó chúng ta không nên quá xem thường vì chúng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Một số nguyên nhân khiến tay nổi gân xanh Do vận động mạnh Khi vận động hoặc chơi các môn thể thao như bộ môn cử tạ, các cơ trong cơ thể sẽ căng lên và đẩy các tĩnh mạch dưới da nổi gồ lên bề mặt da và gây nên hiện tượng nổi gân xanh trên tay tạm thời. Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai Trong giai đoạn mang thai tình trạng nổi gân xanh thường nổi nhiều hơn so với người thường do tăng lượng máu để nuôi dưỡng em bé vì vậy các mạch máu căng lên và nổi rõ lên trên da. Sau khi sinh xong các tĩnh mạch bị nổi phồng lên sẽ trở lại bình thường. Trường hợp nếu thai quá lớn hoặc mang thai nhiều lần có thể sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bệnh giãn tĩnh mạch. Gân xanh có thể do có liên quan trực tiếp với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch Bệnh suy giãn tĩnh mạch Mặc dù bệnh này thường xảy ra nhất ở chân, nhưng chứng giãn tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở bàn tay hoặc cánh tay. Các tĩnh mạch giãn rộng, có thể phình ra do máu đọng lại trong tĩnh mạch. Điều này xảy ra khi các van một chiều bên trong tĩnh mạch bị nghẽn lại hoặc suy giãn tĩnh mạch do tuổi tác. Thay vì giữ cho máu chảy ngược với trọng lực về phía tim, các van tĩnh mạch để máu rò rỉ trở lại bàn tay. Quan sát bằng mắt thường cũng là một cách nhận biết dễ nhất về bệnh giãn tĩnh mạch tay bởi các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo và phồng lên trên da. Tuy nhiên nếu cảm thấy bất thường về tình trạng nổi gân xanh gây đau nhức, các cơ co rút lại khi về đêm thì hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và được điều trị kịp thời. Do da mỏng và trắng Những người có làn da trắng thường sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn những người có làn da đen và ngăm. Làn da mỏng cũng là một trong những yếu tố làm lộ rõ gân guốc, tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổi do quá trình lão hóa da làm suy giảm lớp Collagen khiến cho da mỏng hơn và lộ rõ tĩnh mạch. Do quá gầy Đối với một số người thiếu cân nặng do quá gầy, lớp mỡ dưới da ít dẫn đến việc không che phủ được hết các đường tĩnh mạch, các tĩnh mạch trở nên nổi bật và phồng lên trên da. Trường hợp này thường gặp ở người cao tuổi hoặc thiếu cân nặng. Có cần điều trị tay nổi gân xanh? Tùy theo các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nổi gân xanh sẽ có thể cần phải điều trị hay không, việc điều trị phụ thuộc vào các yếu tố nguyên nhân. Đối với những trường hợp bàn tay nổi gân không phải do tình trạng bệnh lý tĩnh mạch và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, đặc biệt ở chị em phụ nữ thì người bệnh nên lưu ý những việc sau: Thực hiện các bài tập giãn cơ trước và sau khi vận động hay tập thể dục. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đủ chất để giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể. Tập các bài...
27/12/2024
Đọc thêm »