Thanh niên bị suy thận và cao huyết áp cho biết thường xuyên có thói quen gây hại thận, đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối. Ở tuổi 21, anh Trần (Bắc Kinh, Trung Quốc) cho rằng suy thận hay huyết áp cao đều là “bệnh của người già”. Thật không ngờ, tháng trước anh phát hiện chính mình mắc cả hai bệnh cùng lúc sau khi đi khám đau đầu. Theo lời anh Trần kể, anh bị đau đầu và mệt mỏi dai dẳng trong khoảng 3 tuần liên tiếp. Lúc đầu, anh nghĩ đó là do mình thiếu ngủ nhưng dù ngủ sớm và ngủ đủ giấc vẫn không thay đổi. Đến tuần thứ tư, cơn đau nửa đầu dữ dội đến mức uống thuốc giảm đau nhiều lần trong ngày nhưng không hiệu quả anh mới đi khám. Chàng trai 21 tuổi đã suýt mất mạng vì suy thận, huyết áp cao. Ảnh minh họa Khi kiểm tra sơ bộ, y tá tại phòng chờ hoảng hốt nhận ra huyết áp của anh Trần cao đáng báo động. Huyết áp tâm thu đạt gần 180mmHg còn huyết áp tâm trương là gần 100mmHg. Trong khi 2 chỉ số này bình thường sẽ lần lượt ở mức 90 - 140mmHg và 60 - 90mmHg. Hỏi thêm cuộc sống hàng ngày có gì bất thường không thì anh Trần cho biết gần đây mình hay tức ngực khi đi lại, có bị tiểu ra máu. Trước tình trạng tăng huyết áp quá mức và rối loạn nhịp tim, đau đầu kèm dấu hiệu protein niệu, anh Trần được chuyển thẳng tới phòng cấp cứu để chạy thận. Hóa ra, anh bị suy thận đã lâu nhưng không biết và không điều trị, dẫn tới hình thành u rê huyết. Sau khi tìm hiểu, anh Trần có 4 kiểu ăn uống khoái khẩu ở người trẻ gây hại cho thận đó là: Thích ăn khuya, uống nhiều rượu bia, ngày nào cũng uống nhiều cà phê và ăn nhiều muối. Ngoài ra, anh còn thức khuya mỗi ngày, thiếu ngủ và thích hút thuốc. Bác sĩ cho biết lối sống không lành mạnh của anh chính là nguyên nhân gây bệnh. Tất cả chúng hiệp đồng khiến anh mắc bệnh thận, cao huyết áp khi còn rất trẻ. Mối liên hệ giữa cao huyết áp và bệnh suy thận Một trong số những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tăng huyết áp là suy thận và một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở những bệnh nhân mắc các bệnh lý thận là tăng huyết áp. Trong trường hợp bệnh tăng huyết áp nguyên phát, nếu không điều trị kịp thời khi tình trạng huyết áp tăng quá cao có thể gây biến chứng ở thận. Khi áp lực quá lớn, các mạch máu bị giãn, tăng lượng máu lưu thông, hệ thống mạch máu yếu dần trong đó có mạch máu ở thận, các mạch máu xung quanh dần bị xơ cứng, từ đó làm suy giảm chức năng thận, gây bệnh. Đồng thời, khi huyết áp cao kéo dài sẽ làm tăng áp lực ở cầu thận khiến thận làm việc vất vả hơn, dẫn đến suy thận. Trong trường hợp tăng huyết áp thứ phát từ bệnh thận, khi các chức năng của thận suy giảm, chức năng lọc máu của thận sẽ bị cản trở và không thể đào thải các chất bài tiết ra ngoài, gây áp lực lớn lên thành mạch máu dẫn đến huyết áp tăng. Huyết áp tăng khiến hệ thống mạch máu thận bị phá hủy, thận ngừng làm việc. Vòng tuần hoàn bệnh lý trên dẫn đến bệnh thận ngày càng nặng hơn và gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Dấu hiệu người bị cao huyết áp và suy thận Với những người huyết áp tăng nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng. Khi huyết áp tăng cao thường thấy đau đầu, chóng mặt, đôi khi thấy có cảm giác buồn nôn. Ở giai đoạn sớm của bệnh thận, bệnh nhân thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Vào giai đoạn toàn phát, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: Phù ở chân, tay hoặc toàn thân do lượng nước và muối bị ứ đọng. Bụng to, chướng, tích dịch gây đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, chèn ép khiến người bệnh khó thở. Chán ăn, ăn không ngon, sụt cân bất thường, buồn nôn, nôn ói. Da sạm hoặc xanh xao, khô da, ngứa. Tăng huyết áp, đau đầu, đau tức ngực, khó thở khi tim mạch hay phổi bị tác động. Người mệt mỏi, mỏi cơ, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung. Tiểu ít, bí tiểu, nước tiểu chứa đạm cao, nước tiểu đục, nhiều bọt, nước tiểu lẫn mủ, máu hoặc tiểu máu toàn...
20/11/2024
Đọc thêm »Trong bữa cơm tối trước khi bị đột quỵ, người đàn ông này đã ăn nhiều món dầu mỡ, uống rượu và hút thuốc đến tận khuya... Người đàn ông qua đời vì bỏ qua dấu hiệu nhồi máu não Sự ra đi đột ngột của anh Cao (45 tuổi, đến từ Thượng Hải, Trung Quốc) do nhồi máu não lúc nửa đêm khiến gia đình và bạn bè vô cùng thương tiếc. Được biết, trong bữa cơm tối xảy ra vụ việc, anh Cao ăn các món nhiều dầu mỡ và uống rượu. Khoảng 9 giờ tối, anh lại được bạn bè gọi đi uống rượu. Đến 11 giờ đêm, anh trở về nhà, ngồi trên ghế sofa hút thuốc, xem tivi đến 23h40 mới lên giường đi ngủ. Ảnh minh họa Lúc này, cơn đau đầu kéo đến, vợ nói đưa anh đi viện nhưng anh trì hoãn và định chờ trời sáng. Tuy nhiên, sáng hôm sau, người vợ bất ngờ phát hiện chồng mình không phản ứng nên vội gọi cấp cứu. 120 phút sau, người đàn ông được đưa đến bệnh viện và có thông báo qua đời. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh chính là nhồi máu não. Bác sĩ cho biết, sự xuất hiện của bệnh nhồi máu não có liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Có 2 khoảng thời gian đặc biệt khiến bệnh nhồi máu não xảy ra, một là vào buổi sáng, hai là buổi tối. Buổi sáng, thần kinh giao cảm hưng phấn, huyết áp dễ tăng cao, lúc này dễ xảy ra tai biến mạch máu não. Cảnh giác với 5 thói quen gây nguy cơ đột quỵ não Thức quá khuya, ngồi quá nhiều Việc thức quá khuya, lười vận động, ngồi quá nhiều được xem là một trong những thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân. Khi thức quá khuya, tâm trạng quá căng thẳng, lo lắng, áp lực khiến liên tục tiết ra các chất adrenaline và kích thích các yếu tố khác gây ra bất thường trong mạch máu và đột quỵ. Ngoài ra việc ngồi quá nhiều ít vận động thể chất nhìn chằm chằm vào điện thoại hay các thiết bị điện tử trong thời gian dài có thể làm nén các mạch máu ở cổ gây ra tình trạng ứ đọng mạch máu hình thành các cục máu đông. Nếu không thay đổi, sẽ khiến gia tăng nguy cơ đột quỵ. Uống nhiều chất kích thích Sử dụng quá nhiều chất kích thích, rượu bia khiến chúng ta có thể phải đối diện với tình trạng tăng huyết áp và có nguy cơ bị đột quỵ não. Bên cạnh đó, nghiện thuốc lá trực tiếp làm hỏng lá phổi, còn khiến đẩy cao hàm lượng cholesterol trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông và ngăn chặn quá trình tuần hoàn máu lên não. Chế độ ăn nhiều dầu mỡ Liên quan đến chế độ ăn uống, nhiều người không kiểm soát tốt, ăn uống nhiều đồ chiên dầu, phù tạng động vật khiến không kiểm soát lipid máu, tăng cao dễ lắng đọng vào thành mạch, gây xơ vữa thành mạch, tạo điều kiện gây ra đột quỵ. Với người bị đái tháo đường nên kiểm soát chế độ ăn uống, bởi rất nhiều người có thói quen xấu, sử dụng nhiều đồ ăn ngọt, ăn nhanh, ăn ít rau xanh vừa làm tăng nguy cơ đái tháo đường vừa khiến tăng nguy cơ béo phì, làm cho lượng đường máu cao dễ tổn thương thành mạch não gây ra đột quỵ não. Ảnh minh họa Tắm đêm, tắm ngay sau khi đi vận động mạnh Rất nhiều trường hợp đã bị đột quỵ do tắm đêm. Đặc biệt với người có sẵn những bệnh lý nền kể trên, việc tắm vào buổi đêm dễ gây thay đổi nhiệt độ khiến tăng tình trạng tăng huyết áp, làm vỡ các mạch não xơ vữa, co thắt mạch não, nhồi máu cơ tim,.. do đó với những người đang có nguy cơ, việc tắm đêm là rất nguy hiểm. Tự ý bỏ thuốc khi điều trị tăng huyết áp Đối với những người có tiền sử bị tăng huyết áp cần phải lưu ý, bởi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ não. Những người bị tăng huyết áp vô căn cần có thói quyen sử dụng thuốc hạ áp đúng chỉ định của bác sĩ và dùng thuốc đều đặn theo liều, không tự ý bỏ dở. Ai có nguy cơ bị nhồi máu não Những đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu não thường là những người có tiền sử bệnh nền cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch máu não, rối loạn đông máu… Đây là những yếu tố...
20/11/2024
Đọc thêm »Khi bạn phàn nàn, cơ thể giải phóng hormone căng thẳng, kéo theo các thay đổi và tái thiết lập não bộ, tạo ra những suy nghĩ tiêu cực hơn. Ảnh: Weekly Update Làm giải phóng hormone cortisol Tiến sĩ Sheetal Goyal, bác sĩ tư vấn thần kinh, Bệnh viện Wockhardt (Ấn Độ), cho biết khi chúng ta phàn nàn, sẽ kích hoạt một phản ứng dây chuyền trong não, có thể gây ra những tác động đáng chú ý trong ngắn hạn và dài hạn. "Phàn nàn kích hoạt hạch hạnh nhân, phần não xử lý những cảm xúc như căng thẳng và sợ hãi. Sự kích hoạt này giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol, được thiết kế để giúp cơ thể phản ứng với những thách thức trước mắt", bà Goyal nói. Theo bà, việc phàn nàn thường xuyên có thể làm tăng nồng độ cortisol, dẫn đến tình trạng căng thẳng dai dẳng, làm suy yếu chức năng nhận thức, giảm khả năng tư duy phản biện của não và ảnh hưởng đến trí nhớ. Gây ra các thay đổi về mặt vật lý ở não Nhà tâm lý học Juhi Pandey cho biết hồi hải mã là một phần não chịu trách nhiệm chính về trí nhớ và ra quyết định, việc phàn nàn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng của hồi hải mã, làm thay đổi hành vi. "Khi phàn nàn, chúng ta đang cố gắng trốn tránh việc tự trách mình và đổ lỗi cho các yếu tố bên ngoài", tiến sĩ Parth Nagda, cố vấn khoa tâm thần, Bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani, Navi Mumbai, cho biết. Theo ông, việc tập trung vào vấn đề thay vì tìm giải pháp khiến vỏ não trước trán - liên quan đến tư duy logic và ra quyết định - kém hoạt động hơn. Điều này cũng khiến bạn khó suy nghĩ rõ ràng hoặc giải quyết các vấn đề mà bạn đang phàn nàn. Làm tái thiết lập não bộ Tiến sĩ Goyal cũng cho biết việc phàn nàn liên tục sẽ tái thiết lập não bộ theo hướng tiêu cực. "Các tế bào thần kinh thường xuyên hoạt động cùng nhau bắt đầu hình thành những kết nối mạnh hơn, khiến não dễ dàng chuyển sang các kiểu suy nghĩ tiêu cực hơn", ông nói. Đây được gọi là tính dẻo thần kinh, về cơ bản có nghĩa là bạn càng phàn nàn nhiều, bạn càng có khả năng tiếp tục phàn nàn vì não làm việc này hiệu quả hơn. Sau khi phàn nàn, não có thể mất một thời gian để phục hồi. Theo ông Goyal, trung bình nồng độ cortisol có thể duy trì ở mức cao trong tối đa 30 phút sau một tương tác tiêu cực. Các tác động khác của việc phàn nàn đối với cơ thể Việc phàn nàn dai dẳng có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe. Tiến sĩ Goyal cho biết: "Tiếp xúc lâu dài với mức cortisol cao có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, góp phần gây ra lo lắng và trầm cảm. Nó cũng có thể dẫn đến giảm sự hài lòng chung về cuộc sống, vì suy nghĩ tiêu cực theo thói quen khiến bạn khó tập trung vào các kết quả và giải pháp tích cực". Để chống lại và giảm thiểu những tác động này, bà gợi ý nên thực hiện các biện pháp như chánh niệm, biết ơn và tái cấu trúc nhận thức để giúp rèn luyện lại não theo các kiểu suy nghĩ tích cực, mang tính xây dựng hơn.
20/11/2024
Đọc thêm »Kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân có chỉ số vàng da tăng cao (bilirubin lên đến 322 micromol/lít, trong khi đó chỉ số bình thường là dưới 17). Siêu âm thận có nhiều sỏi. Ngày 7/6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vừa qua, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân bị vàng da tăng cao do uống thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị sỏi thận. Cụ thể, bệnh nhân nam, 49 tuổi ở Hà Nội có tiền sử bị sỏi thận nhiều năm. Tuy nhiên bệnh nhân không thường xuyên khám và điều trị. Người nhà bệnh nhân cho biết, 10 năm trước, bệnh nhân đã từng uống thuốc nam và đái ra sỏi. Từ đó, bệnh nhân không đi khám vì không thấy đau. Gần đây, trong lần đưa người thân đi khám, bệnh nhân quyết định siêu âm, có kết quả sỏi thận nhiều 2 bên. Sau đó, bệnh nhân về nhờ hàng xóm mua hộ thuốc nam không rõ nguồn gốc, không nhãn mác để điều trị sỏi thận. Uống được nửa tháng, bệnh nhân thấy ngứa trong người, mệt mỏi, ăn kém vàng da tăng dần nên mới đi khám ở cơ sở y tế gần nhà. Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị ngộ độc gan, chỉ định nhập viện điều trị. Tuy nhiên, sau một tuần, tình trạng không cải thiện nên bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để chữa trị. Sau nhiều ngày điều trị, tình trạng vàng da của bệnh nhân đã được cải thiện. Ảnh BVCC Bệnh nhân được điều trị và theo dõi tại Khoa Viêm gan. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số vàng da tăng cao (bilirubin lên đến 322 micromol/lít, trong khi đó chỉ số bình thường là dưới 17). Kết quả siêu âm thận có nhiều sỏi. Sỏi lớn nhất có kích thước lên đến 2,4cm. Sau thời gian điều trị, tình trạng vàng da của bệnh nhân cải thiện rất nhiều. Các chỉ số men gan và bilirubin cũng giảm gần về trị số bình thường. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh viêm gan nhiễm độc, sỏi thận vẫn còn đó và bệnh nhân được hội chẩn chuyên khoa Ngoại tiết niệu, được chỉ định đặt ống thông JJ (một loại ống thông đặt vào niệu quản nhằm mục địch lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang) để hỗ trợ tình trạng tắc nghẽn do sỏi. Về lâu dài bệnh nhân cần can thiệp tán sỏi để giải quyết tình trạng sỏi gây tắc nghẽn. BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bản chất của thuốc nam rất tốt. Tuy nhiên, khi bảo quản có cơ sở đã dùng diêm sinh hay lưu huỳnh hoặc có một số chất bảo quản, phụ gia khác. Các chất đó có thể gây ra vàng da, men gan tăng cao dẫn đến các chức năng của gan bị suy giảm, không đảm bảo được các chức năng bình thường. "Khi những chất độc này vào cơ thể, chúng làm hủy hoại tế bào gan, dần dần làm suy giảm chức năng gan. Khi gan không đảm bảo được các chức năng bình thường sẽ dẫn đến suy gan, suy đa tạng như hội chứng não gan, hội chứng gan thận. Khi đó bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê gan, tiên lượng tử vong cao", BS Huyền chia sẻ. Vì vậy, theo BS Huyền, trước khi uống bất kỳ một loại thuốc gì người dân phải tìm hiểu rõ nguồn gốc. Khi uống mà thấy mệt mỏi, khó chịu thì phải đi khám ngay. Điều trị sỏi thận bằng cách nào? Chia sẻ về bệnh sỏi thận, BSCKII Trần Thượng Việt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, sỏi thận là căn bệnh phổ biến tại đất nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Sỏi thận hình thành khi nước tiểu cô đặc, nồng độ khoáng chất bên trong nước tiểu tăng cao. Một bệnh nhân được phẫu thuật tán sỏi nội soi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh BVCC Các khoáng chất dư thừa này không được đào thải qua đường tiểu mà lắng đọng lại tại thận. Lâu ngày, từ các tinh thể này liên kết lại với nhau tạo thành một khối tinh thể cứng gọi là sỏi thận. Các tinh thể này càng để lâu thì kích thước lại càng lớn hơn. Sỏi càng lớn càng dễ gây các biến chứng nguy hiểm không chỉ tại thận mà còn nhiều cơ quan khác. Đặc biệt khi sỏi...
20/11/2024
Đọc thêm »Sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh có nhiều nguyên nhân và sẽ gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, từ thận tới bàng quang. Khi mắc sỏi thận nhiều người đã chữa bệnh theo mách bảo dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vậy thực tế sỏi thận chữa thế nào? Vì sao bị sỏi thận? Sỏi thận được hình thành do: - Uống không đủ nước dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu. - Dị dạng bẩm sinh hoặc nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi. - Người bệnh bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ. - Nằm một chỗ trong thời gian dài. - Nhiễm trùng vùng sinh dục không được điều trị dứt điểm. - Chế độ ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều oxalat, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamid, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophylin, vitamin D, vitamin C… cũng có thể gây sỏi thận.Cách điều trị bệnh sỏi thận Tùy thuộc vào loại, kích thước sỏi và mức độ nhiễm trùng để có phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Với những trường hợp sỏi nhỏ với ít triệu chứng thì có thể điều trị bằng thuốc giảm đau hoặc uống nhiều nước để loại, thải sỏi ra ngoài. Trong trường hợp, sỏi có gây đau hoặc tắc/giảm chức năng thận, dẫn tới chảy máu hoặc nhiễm trùng cần phương pháp điều trị tích cực hơn như: - Tán sỏi ngoài cơ thể. Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi để loại bỏ sỏi ra ngoài cơ thể. Những tia sóng xung kích có tác dụng phá bề mặt sỏi, làm sỏi vỡ vụn và từ đó đào thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Cách điều trị này thường áp dụng cho bệnh nhân sỏi khoảng < 2cm. - Tán sỏi thận qua da. Bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật để tạo đường hầm vào thận, đưa ống nội soi vào tiếp cận sỏi. Đồng thời dùng tia laser hoặc khí nén để làm vỡ sỏi và sau đó lấy sỏi ra ngoài. Phương pháp này phù hợp với những bệnh nhân có sỏi cứng, sỏi có kích thước lớn… - Tán sỏi qua nội soi niệu quản. Với phương pháp này, chuyên gia sẽ đưa ống soi mềm thông qua đường tiểu lên niệu quản vào các đài thận và tiến hành tán vụn sỏi… Đây là cách có thể chữa sỏi thận hiệu quả mà có thể bảo tồn chức năng thận hiệu quả. - Phẫu thuật. Những bệnh nhân có sỏi to, sỏi phức tạp sẽ được áp dụng phương pháp mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi hoặc mổ mở để lấy sỏi. Phòng ngừa bệnh sỏi thận Nên uống nhiều nước để phòng sỏi thận. - Nên uống nhiều nước Uống nhiều nước trong ngày và vào ban đêm trước khi đi ngủ để cơ thể vẫn giữ đủ nước trong cả 24 giờ. Uống nước là cách đơn giản nhất để bù lại lượng nước bị hao hụt khỏi cơ thể (thông qua nước tiểu, mồ hôi). Cơ thể đủ nước cũng sẽ giúp thận và gan lọc những chất độc tốt hơn, giảm thiểu tình trạng tích tụ chất độc trong gan, thận dẫn đến sỏi. - Nên uống nước chanh Sỏi thận được hình thành khi các thành phần của nước tiểu là chất lỏng, khoáng sản và axit bị mất cân bằng. Nghĩa là lúc này hàm lượng các chất như oxalat, canxi và axit uric trong nước tiểu rất nhiều. Bình thường, các chất này có thể được hòa tan bởi các chất lỏng hoặc chất citrate. Khi không được hòa tan, chúng sẽ kết hợp với nhau tạo thành sỏi ở thận. Nước chanh giúp nâng cao mức citrate trong nước tiểu nên có thể giúp phòng ngừa sỏi oxalat canxi, cũng như sỏi axit uric. - Cần cắt giảm các sản phẩm chứa nhiều oxalate Oxalat là loại axit có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận oxalat canxi. Soda, trà đá, sô cô la, cây đại hoàng, dâu tây và các loại hạt là những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat. Cắt giảm các loại thực phẩm này chính là cách đơn giản để phòng bệnh sỏi thận. - Cần giảm lượng muối ăn hàng ngày Việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu, nhờ đó cũng có thể giảm nguy cơ bị sỏi thận. - Nên cắt giảm lượng caffeine Nên tránh tiêu thụ quá nhiều các loại đồ ăn, thức uống chứa caffeine như cà phê, trà, thuốc lá vì chúng chính là...
20/11/2024
Đọc thêm »Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là loại bệnh lành tính và hầu hết trẻ mắc bệnh đều có thể tự khỏi khi được chăm sóc đúng cách tại nhà. Tuy nhiên, một số trẻ bị sởi biến chứng để lại hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong… do những sai lầm trong chăm sóc trẻ. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng các ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi ở nhiều khu vực trên thế giới. Ở nước ta, tình hình bệnh sởi đang diễn biến khá phức tạp. Ngày 26/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, tuần qua trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận sự gia tăng số ca mắc sởi với 131 trường hợp (tăng 23,3% so với trung bình 4 tuần trước). Tổng số ca sởi tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay là 1.192 ca. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… do đó sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư, dễ gây thành dịch. TS.BS. Nguyễn Văn Lâm (BV Nhi Trung ương) cho biết, sởi là loại bệnh lành tính, nhưng có khả năng gây suy giảm miễn dịch rất nhanh nên trẻ mắc bệnh rất dễ mắc các căn bệnh kèm theo khác như viêm phổi, tiêu chảy…. và có thể diễn biến nặng hoặc tử vong do những căn bệnh cơ hội này. Có thể nói, tình trạng đáng ngại nhất của bệnh là các biến chứng sởi. Bệnh sởi không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính, mà còn dẫn đến nhiều biến chứng hô hấp, thần kinh và tiêu hóa. Biến chứng thần kinh, biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi Viêm não - màng não - tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao, thường gặp ở trẻ lớn (tuổi đi học), xuất hiện vào tuần đầu của ban (ngày 3-5 của ban). Triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao vọt, có thể co giật, rối loạn ý thức như hôn mê, liệt nửa người hoặc một bên chi, liệt dây thần kinh số III, VII. Ngoài ra, bệnh nhân hay gặp hội chứng tháp - ngoại tháp, tiểu não, tiền đình... Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Biến chứng viêm tủy biểu hiện dưới dạng liệt hai chi dưới, rối loạn cơ vòng. Viêm màng não: Một dạng biến chứng thần kinh khác của bệnh sởi là viêm màng não kiểu thanh dịch và viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm. Viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa: Đây là biến chứng ít gặp nhưng rất khó tiên lượng và để lại bệnh cảnh nặng nề, gặp ở tuổi từ 2 - 20, xuất hiện muộn sau vài năm mắc sởi. Điều này cho thấy virus sởi có thể sống tiềm tàng nhiều năm trong cơ thể bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bất thường. Diễn biến của biến chứng từ vài tháng đến 1 năm. Bệnh nhân có thể tử vong trong tình trạng tăng tương lực cơ và co cứng mất não. Cảnh giác với những biến chứng ở cơ quan hô hấp Viêm phế quản: Thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kỳ mọc ban. Biểu hiện sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, trên phim Xquang nhìn rõ hình ảnh phế quản bị viêm.. Viêm phế quản- phổi: Đây là biến chứng do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau khi sởi mọc ban. Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng là bệnh đã nặng. Biến chứng này rất nguy hiểm và thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ. Viêm thanh quản: Biến chứng viêm thanh quản có thể gặp ở các giai đoạn của bệnh sởi. Biến chứng ở giai đoạn sớm, là do virus sởi: xuất hiện ở giai đoạn khởi phát, giai đoạn đầu của mọc ban, biến chứng viêm có thể mất theo nốt ban, bệnh nhân có cơn khó thở do co thắt thanh quản. Biến chứng ở...
20/11/2024
Đọc thêm »Năm 2024, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga nhận được chứng nhận đơn vị xoá cận Smile Pro nhiều nhất Việt Nam với 8000 ca phẫu thuật thành công và dẫn đầu lĩnh vực phẫu thuật khúc xạ tại khu vực Đông Nam Á Đến hết ngày 30/09/2024, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga vinh dự đạt chứng nhận là Đơn vị phẫu thuật Smile Pro số 1 Việt Nam khi xuất sắc đón nhận 02 giải thưởng danh giá do Tập đoàn Carl Zeiss trao tặng, bao gồm: - Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga là đơn vị có số lượng ca phẫu thuật khúc xạ Smile Pro nhiều nhất tại Việt Nam - Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga là hệ thống Bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam vượt mốc 8,000 ca phẫu thuật Smile Pro Nhiều năm liên tiếp được vinh danh trong hạng mục phẫu thuật khúc xạ tại Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung đã giúp Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga khẳng định vị thế dẫn đầu ngành Nhãn khoa tại Việt Nam và từng bước vươn tầm thế giới. Đại diện Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga, Phó Giám đốc chuyên môn - Bác sĩ Bazhanov Vitalii đã chia sẻ:“ Vào đầu năm 2023, Mắt Việt - Nga trở thành Bệnh viện Chuyên khoa Mắt “đầu tiên tại Việt Nam” tiếp nhận chuyển giao “hệ thống máy Phẫu thuật Visumax 800” và “công nghệ Smile Pro”. Và vào cuối năm 2024, chúng tôi càng tự hào hơn khi đạt chứng nhận Bệnh viện đầu tiên đạt cột mốc 8,000 ca phẫu thuật Smile Pro và cũng là đơn vị xoá cận Smile Pro nhiều nhất Việt Nam. Đây là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng, mong muốn cung cấp giải pháp điều trị tật khúc xạ (cận - loạn) tối ưu nhất và mang đến trải nghiệm hài lòng cho tất cả bệnh nhân khi đến điều trị tại Mắt Việt - Nga” Smile Pro là phương pháp xoá cận tân tiến nhất hiện nay và được rất nhiều bệnh nhân trong - ngoài nước lựa chọn vì những ưu điểm vượt trội như Laser chưa tới 10 giây/mắt và hạn chế tối đa tỷ lệ tái cận. Bên cạnh đó, với cương vị là đối tác chiến lược của Tập đoàn thiết bị Nhãn khoa lớn nhất thế giới - Carl Zeiss, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga cam kết luôn nỗ lực cập nhật các công nghệ tối tân nhất. Với việc hoàn thiện “Hệ sinh thái Carl Zeiss” trong việc sử dụng toàn bộ thiết bị Nhãn khoa tân tiến nhất từ những bước kiểm tra mắt đầu tiên đến khi tiến hành phẫu thuật điều trị. Tất cả dữ liệu về thông số mắt của bệnh nhân đều được tích hợp và lưu trữ toàn diện trong “Hệ sinh thái Carl Zeiss - Refractive Workflow” - giúp các Bác sĩ đưa ra kết quả chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.
20/11/2024
Đọc thêm »Gừng ngâm giấm giúp giảm đau dạ dày, chữa mất ngủ kinh niên, cảm lạnh, giảm cân, ngăn rụng tóc, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp. Xin chào chuyên gia, người Nhật Bản hay dùng gừng hồng ngâm giấm ăn. Nếu tôi dùng gừng ta ngâm giấm có tác dụng với sức khỏe không? Cách ngâm như thế nào là tốt nhất. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Thị Hằng - Cầu Giấy, Hà Nội) Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông Y Hà Nội tư vấn: Gừng là gia vị quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Về mùa lạnh, gừng được dùng nhiều hơn để phòng lạnh. Trong Đông y, gừng được chia thành 2 loại chính là gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với 2 dược tính khác nhau. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Công dụng chữa cảm mạo phong hàn, nôn và buồn nôn do tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do viêm phế quản cấp, mạn tính. Trong nấu ăn, bạn nên dùng gừng tươi, có mùi thơm, kích thích vị giác, phòng ngừa ngộ độc, tán hàn giải biểu. Gừng tươi khiến cơ thể đổ mồ hôi, toát nhiệt ra bên ngoài, chính là tán hàn giải biểu. Công dụng này của gừng phát huy tốt nếu cơ thể vừa nhiễm hàn lạnh như trúng gió, dính nước mưa. Bạn chỉ cần pha nước ấm nóng với mật ong. Bài thuốc gừng ngâm giấm rất tốt, nhiều công dụng với sức khỏe. Các sách Đông y ghi chép lại gừng ngâm giấm giúp ngăn ngừa bệnh tật, chữa mất ngủ, cảm lạnh, hỗ trợ xương khớp, giảm cân. Có 2 cách dùng gừng ngâm giấm: Thứ nhất, bạn lấy 0,5kg gừng tươi, giấm gạo hoặc giấm táo và 1 lọ thủy tinh có nắp đậy kín. Bạn rửa sạch củ gừng rồi thái lát mỏng. Lưu ý, bạn chọn gừng còn tươi mới có hiệu quả, giúp lưu thông máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tiếp theo, xếp gừng vào bình thủy tinh rồi cho thêm 200ml giấm. Sau đó, đóng chặt nắp bình, bảo quản trong tủ lạnh. Ngâm gừng trong giấm chừng 7 ngày thì lấy ra dùng. Thứ hai, bạn cho giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ đến khi sôi, tắt bếp, thêm đường vào, nêm nếm để hỗn hợp có vị chua ngọt. Khi giấm nguội, bạn cho gừng cắt lát vào lọ thủy tinh, cho giấm vào, đậy kín, để khoảng 1 ngày là có thể dùng được, bảo quản giấm gừng ở nơi thoáng mát hoặc ngăn mát tủ lạnh. Cách sử dụng gừng ngâm giấm hiệu quả nhất - Bạn hãy ăn 2-3 lát gừng cùng bữa sáng. - Không được ăn khi bụng đói có thể làm tổn thương dạ dày do gừng có tính nóng. - Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 lát gừng, ăn quá nhiều không tốt, không dùng liên tục trong thời gian dài. Người bị viêm khớp, mỡ máu có thể lấy thêm 20ml nước giấm để tăng thêm tác dụng. Buổi tối, bạn không nên ăn gừng. Nhưng trước khi ngủ có thể cho vài lát gừng ngâm giấm vào chậu nước ấm ngâm chân 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Bạn dùng liên tục trong khoảng tháng rưỡi, làn da của bạn được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.
05/11/2024
Đọc thêm »Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm. Do vậy mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ và các biến chứng. Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm bởi nguy cơ tử vong cao, thời gian tử vong nhanh, trường hợp được cứu sống có thể để lại di chứng nặng nề... Điều đáng ngại là nếu trước đây các trường hợp đột quỵ thường chỉ xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi (trên 65 tuổi) thì hiện nay, đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa ở nhóm người dưới 50 tuổi. Nhiều ca bệnh, bệnh nhân mới 18-20 tuổi. Ảnh minh họa Thế nào là đột quỵ? Đột quỵ xảy ra khi nguồn cấp máu đến não bị tắc nghẽn. Não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng, khiến các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Đột quỵ vào sáng sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bại liệt, suy giảm nhận thức, trầm cảm… thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Có hai loại đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết: Đột quỵ thiếu máu não: Còn gọi là thiếu máu não, là tình trạng động mạch não bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ dẫn đến lượng máu lên não bị giảm đột ngột. Tình trạng này chiếm phần lớn các cơn đột quỵ, khoảng 85%. Đột quỵ xuất huyết: Còn gọi là xuất huyết nội sọ, đây là loại đột quỵ hiếm gặp hơn (xảy ra khoảng 15% trường hợp). Nó xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ đột ngột khiến máu tràn vào nhu mô não, gây tổn thương não. Cảnh giác thời điểm dễ bị đột quỵ nhất trong ngày Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố kết quả của một nghiên cứu gần đây về đột quỵ, cho thấy nguy cơ bị đột quỵ của một người cao hơn gần 80% trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa so với các thời điểm khác trong ngày. Các loại đột quỵ có xu hướng tăng 49% trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, tương đương nguy cơ thông thường tăng 79% so với nguy cơ của 18 giờ còn lại trong ngày. Khi so sánh, nhóm nghiên cứu nhận thấy số cơn đột quỵ xảy ra từ nửa đêm đến 6 giờ sáng thấp hơn 35% so với 18 giờ còn lại trong ngày. Các nhà nghiên cứu giải thích, nguy cơ đột quỵ tập trung vào buổi sáng là bằng chứng của “sự thay đổi chu kỳ sinh học”, tức là nguy cơ đột quỵ thay đổi theo nhịp chu kỳ sinh học 24 giờ của cơ thể. Ảnh minh họa Ai có nguy cơ bị đột quỵ? Theo các chuyên gia, huyết áp cao được xem là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất xảy ra đột quỵ nên kiểm soát huyết áp là chìa khóa giúp phòng ngừa đột quỵ. Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Tim mạch châu Âu kết luận rằng, dùng thuốc huyết áp trước giờ đi ngủ đã giúp giảm một nửa nguy cơ đột quỵ. Biện pháp này cũng giúp giảm 34% nguy cơ đau tim và 42% nguy cơ suy tim. Ngoài ra, các bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, thiếu máu não cục bộ thoáng qua, tiền sử bệnh lý tim mạch, căng thẳng thần kinh… cũng là những nguy cơ có thể dẫn tới đột quỵ. Để phát hiện sớm và ngăn chặn những vấn đề này, mỗi người nên thăm khám tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm. 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ khi ngủ rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời, điều này đặc biệt cần thiết đối với mỗi bệnh nhân bị đột quỵ. Bỏ lỡ "thời điểm vàng" để cấp cứu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể sớm nhận biết bệnh bằng cách theo dõi 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ sau: Hiện tượng hoa mắt và chóng mặt đột ngột Đây có thể là dấu hiệu của sự giảm máu lên não. Khi máu không đủ lưu thông đến não, bệnh nhân sẽ cảm thấy choáng váng và có nguy cơ té ngã. Tình trạng này không chỉ gây tổn thương về cả sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của họ, tạo ra sự lo lắng và bất an. Rối loạn giấc ngủ, kèm theo đau đầu kéo dài Bạn cần đặc biệt lưu ý đến một trong 4 dấu hiệu khi ngủ báo trước đột quỵ này. Khi cơ thể mệt mỏi và buồn nôn,...
05/11/2024
Đọc thêm »Nhồi máu não là loại đột quỵ xảy ra do thiếu máu lên não, chiếm 70-80% các trường hợp đột quỵ. Dưới đây là một số biểu hiện của nhồi máu não liên quan tới giấc ngủ: Tê tay chân Các dấu hiệu của nhồi máu não thường xuất hiện đột ngột nhưng điều đó không đồng nghĩa bạn sẽ không có thời gian để hành động. Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, tê tay chân là một trong những biểu hiện của nhồi máu não. 43% số bệnh nhân trải qua các triệu chứng khoảng 1 tuần trước khi họ bị nhồi máu não nghiêm trọng. Theo y học cổ truyền, khí và máu là yếu tố căn bản cho các hoạt động sống của con người. Tê tay chân khi ngủ hoặc lúc mới thức dậy là dấu hiệu rõ ràng cho thấy khí và máu không lưu thông thuận lợi, có thể là dấu hiệu báo trước của nhồi máu não. Ngáp thường xuyên Ngáp thường xuyên có thể là dấu hiệu của việc cung cấp máu lên não không đủ. Đó là cách cơ thể tự điều chỉnh và cố gắng tăng lượng oxy cho não. Trong đa số trường hợp, đây chỉ là biểu hiện của tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ nhưng ngáp thường xuyên cũng là dấu hiệu lâm sàng trong các rối loạn ảnh hưởng đến não. Ngáp bệnh lý đã được mô tả trong nhiều rối loạn thần kinh khác nhau, bao gồm đau nửa đầu, động kinh, bệnh đa xơ cứng và khối u não. Chóng mặt, đau đầu Nhồi máu não có thể gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu trong não, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não, gây ra các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt ngay cả khi bạn nghỉ ngơi. Theo Tiến sĩ Shou Tianya, Hội đồng Tâm thần và Thần kinh Mỹ, cơn đau đầu liên quan đến đột quỵ thường rất dữ dội xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút. Trong một số trường hợp khó phân biệt giữa chứng đau nửa đầu và đau đầu do đột quỵ do có một số triệu chứng chồng chéo. Tuy nhiên, đau nửa đầu thường có cảm giác nhói dần dần trở nên tồi tệ hơn còn đau đầu do đột quỵ xảy ra ngẫu nhiên, đột ngột. Nguyên nhân gây nhồi máu não Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhồi máu não. Theo đó, những người cao tuổi, nam giới có nguy cơ nhồi máu não cao hơn. Người có thân nhân từng bị bệnh trên cũng đối mặt với khả năng mắc cao. Ngoài ra, các yếu tố bệnh lý, lối sống cũng tác động tới nguy cơ nhồi máu não như bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, thừa cân, béo phì; hút thuốc, ăn uống thiếu chất, lười vận động. Theo Aboluowang, y học cổ truyền cho rằng yếu tố cảm xúc có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của nhồi máu não. Căng thẳng tinh thần, lo lắng, trầm cảm và các cảm xúc tiêu cực khác trong thời gian dài dễ dẫn đến khí huyết ứ, kinh mạch tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ nhồi máu não. Vì vậy, chúng ta có thể ngăn ngừa nhồi máu não bằng cách điều chỉnh cảm xúc. Bạn nên tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hơn, giao tiếp với người thân, bạn bè cũng như tham gia các hoạt động thư giãn thích hợp như thiền và yoga để giữ cho tâm trạng vui vẻ, khí huyết lưu thông.
05/11/2024
Đọc thêm »Những người mang nhóm máu A có nguy cơ đột quỵ cao hơn 16% so với các nhóm máu khác. Họ cũng dễ nhiễm khuẩn E.coli gây bệnh đường ruột. Nhóm máu của mỗi người được phân loại theo sự hiện diện của các kháng nguyên, protein cụ thể và phụ thuộc vào nhóm máu của cha mẹ. Kết quả phân tích đăng tải trên tạp chí Neurology phát hiện nhóm máu có thể liên quan đến nguy cơ đột quỵ. Các tác giả đã tập hợp kết quả của 48 nghiên cứu để xem di truyền liên quan như thế nào đến đột quỵ khởi phát sớm. Theo đó, người mang nhóm máu A có nguy cơ cao hơn 16% so với những người có nhóm máu khác. Những người có nhóm máu O - nhóm phổ biến nhất có nguy cơ thấp hơn 12%. "Chúng tôi vẫn chưa biết tại sao nhóm máu A lại mang nguy cơ cao hơn nhưng có thể liên quan đến các yếu tố đông máu như tiểu cầu và các tế bào mạch máu", Giáo sư thần kinh học Steven J. Kittner (Đại học Maryland, Mỹ), chia sẻ. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cho biết những người có nhóm máu A không nên quá lo lắng và hãy tìm kiếm các xét nghiệm sàng lọc. Mọi người nên xét nghiệm để biết nhóm máu của mình. Ảnh minh họa: AI Theo Health Digest, các nghiên cứu trước đây ghi nhận những người có nhóm máu A, B và AB nhiều khả năng mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định như rối loạn đông máu. Nhóm máu của bạn được xác định bởi gene ABO và các biến thể A, B của gene này tạo ra các enzyme bổ sung đường vào protein trên bề mặt tế bào hồng cầu. Nhóm người có vấn đề về đông máu có loại đường này trên các tế bào máu và những người có nhóm máu A có mức protein đông máu cao hơn. Hiệp hội Đột quỵ Mỹ thông tin 87% số cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ liên quan đến cục máu đông chặn dòng máu chảy đến não. Đột quỵ thường liên quan đến người lớn tuổi nhưng gần đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa. Theo Sutter Health, 15% các cơn đột quỵ xảy ra ở những người dưới 45 tuổi. Mặc dù bạn không thể kiểm soát nhóm máu và gene của mình nhưng có thể giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách kiểm soát cân nặng, tập thể dục, ăn uống lành mạnh và bỏ thuốc lá. Ngoài ra, người có nhóm máu A hoặc AB cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn E. coli hơn. Người bệnh có thể bị đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy kéo dài. Theo WebMD, có vẻ như vi khuẩn dễ bám vào các tế bào ruột của những người có 2 nhóm máu trên hơn. Theo tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng, các nhà khoa học đã phân tích mẫu máu từ những người tình nguyện và phát hiện bệnh tiến triển nhanh ở những người có nhóm máu A và AB so với nhóm máu B hoặc O. Tuy nhiên, những người nhóm máu A lại dễ nhiễm khuẩn tả với các biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, chuột rút dẫn đến mất nước và sốc có khả năng gây tử vong.
05/11/2024
Đọc thêm »Một loạt vấn đề tim mạch bao gồm các biến cố chết người như đột quỵ, nhồi máu cơ tim có thể được giảm thấp nhờ cách bạn uống cà phê và trà. Theo Sci-News, một nghiên cứu mới cho thấy hoạt chất caffeine dồi dào trong cà phê và trà có thể giúp giảm tới 40% nguy cơ mắc hai hoặc nhiều bệnh tim mạch chuyển hóa, nếu như bạn nạp khoảng 200-300 mg mỗi ngày. Số tách cà phê và trà hợp lý trong ngày có thể giúp bạn giảm mạnh nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều vấn đề tim mạch khác - Minh họa AI: ANH THƯ Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, nhóm tác giả Trung Quốc - Thụy Điển dẫn đầu bởi TS Chaofu Ke từ Đại học Y khoa Tô Châu đã xem xét dữ liệu của hơn 360.000 người từ ngân hàng dữ liệu BioBank (Anh). Trong nhóm này, hơn 172.000 người đã có một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch, số còn lại là người hoàn toàn khỏe mạnh. Họ được theo dõi sức khỏe trong thời gian trung bình là 11 năm. Một nhóm nhỏ những người uống caffeine và những người uống cà phê và trà đã được nghiên cứu thêm về các dấu hiệu sinh học trong máu Xét nghiệm máu cho thấy mối liên hệ giữa đồ uống có caffeine và các dấu hiệu giảm cholesterol và cải thiện tình trạng kháng insulin. Để đạt được mốc 200-300 mg cà phê mỗi ngày và nhận được các lợi ích nói trên, bạn sẽ phải uống khoảng 3 ly cà phê hoặc 5 tách trà mỗi này. Trong phân tích riêng biệt, 3 tách cà phê mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ thấp đối với bệnh tiểu đường type 2, bệnh tim mạch vành (dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ. Bên cạnh đó, 5 tách mỗi ngày có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cũng như nguy cơ bệnh này dẫn đến bệnh tim mạch vành; cũng như giảm nguy cơ đột quỵ ở người đã bị tiểu đường type 2. Các tác giả cho biết họ hy vọng việc xác định mối liên hệ chặt chẽ giữa caffeine và sức khỏe tim mạch sẽ cung cấp manh mối để khám phá ra cơ chế sinh học đằng sau tác dụng tổng thể của caffeine với sức khỏe.
05/11/2024
Đọc thêm »