CÁCH CHỮA ĐAU KHỚP GỐI ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI GIÀ

Đau khớp gối là đau nhức ở khắp vùng đầu khớp gối, căn bệnh quen thuộc với nhiều người. Vào những ngày trời trở lạnh, những trường hợp bị bệnh đau khớp gối quanh năm trở nên nặng hơn, đau nhức kéo dài đến nỗi không thể đi lại được. Ở người già càng trở lên nghiêm trọng hơn do sức khoẻ của họ không được tốt như người trẻ. Vậy có những cách chữa đau khớp gối ở người già nào? Cùng Kosima tìm hiểu nhé!

Các nguyên nhân đau khớp gối
Đau khớp gối do rất nhiều nguyên nhân do chủ quan và khách quan, có thể đến từ chính bạn hoặc do các tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, có thể xác định được một vài yếu tố có tác động đến điều này. Chẳng hạn như:
Nguyên nhân gây đau khớp gối của người già
Tuổi cao sụn hao
Khớp gối là bộ phận thường xuyên dễ bị thoái hóa nhất vì chịu áp lực của cả cơ thể. Các dịch bôi trơn giữa các khớp cũng vì thế mà ít dần, biến đổi cấu trúc và hình thành các xương gai. Các gai xương chạm vào đầu xương, gây chèn ép các dây thần kinh ở vùng khớp và có thể lan ra các vùng khác. Do đó, sụn khớp rất dễ bị bào mòn, gây đau nhức một cách âm ỉ.Điều này gây ra đau nhức và trở thành nguyên nhân khiến người già bị đau khớp gối. Nếu không bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết sớm và thường xuyên, người lớn tuổi có thể sẽ bị đau khớp gối nghiêm trọng

Do bị bệnh Gút
Gút là một loại bệnh lý rất thường gặp ở người lớn tuổi. Người bị bệnh gút sẽ có biểu hiện đau đớn ở các khớp đặc biệt là ở ngón chân, khớp bàn tay, khớp gối,… Bệnh gút không điều trị kịp thời sẽ ngày càng nặng và trở thành biến chứng viêm khớp. Có khả năng cao là không thể đi lại được bình thường hoặc tàn phế.
Vận động nhiều, chấn thương
Việc vận động nhiều, mang vác các vật nặng, luyện tập thể thao quá sức có thể dẫn đến tình trạng bị đau khớp gối. Các chấn thương do tai nạn tác động đến đầu gối, khiến dây chằng bị căng, giãn khớp gối. Xương bánh chè lúc này bị trật cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp gối thường xuyên.
Chế độ sinh hoạt, làm việc không hợp lý
Cho dù là người già hay trẻ, chúng ta cũng cần phải cân bằng chế độ sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe nói chung và hệ xương nói riêng. Người có thói quen sinh hoạt hoặc làm việc không hợp lý như ngồi quá lâu hoặc vận động quá mạnh một cách liên tục thường rất dễ bị đau khớp gối.
Các nguyên nhân đau khớp gối thường gặp
Hoạt động thể lực
Như đã nói ở trên, hoạt động thể lực có tác động không nhỏ đến hệ xương của con người. Đặc biệt là xương đầu gối. Hoạt động thể lực ở đây được nói đến như: chạy, nhảy, đi, đứng, leo trèo,… Tùy vào mức độ hoạt động của bạn mà tác động đến hệ xương khác nhau. Với các hoạt động mạnh, trong thời gian kéo dài sẽ khiến đầu gối có mức độ đau nhức hơn so với các hoạt động nhẹ nhàng.
Cho dù bạn vận động với cường độ mạnh hay nhẹ thì ít nhiều cũng tác động đến khớp gối. Bạn nên lên kế hoạch vận động theo sự hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia sức khỏe để đem đến hiệu quả cao mà không bị đau khớp.
Nghề nghiệp
Mỗi nghề nghiệp có đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Điều này ảnh hưởng đến thói quen vận động của mỗi người. Nhân viên văn phòng phải ngồi làm việc hàng giờ trước máy tính. Việc đi lại ít khiến khớp gối dường như không được co duỗi nhiều, khớp gối trở lên kém linh hoạt, lâu dần sẽ trở nên yếu đi. Cho dù không vận động nhiều nhưng bạn vẫn sẽ bị đau khớp gối vì đi lại quá ít.
Những công việc đòi hỏi phải đứng, đi lại nhiều, kết hợp đi lại và mang vác vật nặng, đi giày cao gót,… thì biểu hiện về đau khớp gối là quá rõ ràng. Nếu không có thời gian để đầu gối được nghỉ ngơi thì tương lai sẽ mắc thêm rất nhiều các hệ lụy đến hệ xương, không chỉ đơn giản là đau khớp gối thông thường.
Giới tính
Theo các nghiên cứu sau 45 tuổi, tỷ lệ nữ giới bị mắc các bệnh về cơ xương cao hơn nam giới khoảng từ 1.5 – 2 lần. Nguyên nhân là do hệ thống dây chằng khớp gối của phụ nữ yếu hơn nam giới. Khi vận động nữ giới sẽ dễ bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, phần hông của phụ nữ khá rộng, rộng hơn nam giới. Các chuyên gia cho rằng, điều này có thể gây thêm căng thẳng cho đầu gối, dẫn đến thoái hóa và đau khớp gối.
Hormone testosterone là nhân tiếp theo khiến nữ giới dễ mắc đau khớp gối hơn nam. Đây là hormon đóng vai trò tạo sức bền, cơ bắp để bổ trợ khớp gối, giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Hormone testosterone này ở nam giới có nhiều hơn. Đây cũng chính là lý do vì sao mà nữ giới có nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối, đau khớp gối cao hơn.
Tiền căn
Tiền căn liên quan đến các yếu tố về mặt di truyền. Một số đột biến về di truyền được phát hiện rằng có liên quan đến bệnh đau khớp gối. Những đột biến này thường sẽ liên quan đến hình dạng xương bao quanh khớp gối bất thường. Yếu tố di truyền khiến một người dù còn trẻ nhưng có khả năng bị viêm xương khớp đầu gối. Nếu xương bao quanh khớp gối có hình dạng bất thường, bạn nên đến bệnh viện để chuẩn đoán sớm và điều trị.
Béo phì
Thừa cân, béo bí làm tăng các nguy cơ mắc bệnh về xương. Cân nặng dư thừa sẽ gây áp lực lớn lên các khớp xương đặc biệt là đầu gối và bàn chân. Nếu 1 kg trọng lượng tăng lên đồng nghĩa với việc áp lực đè lên hông và khớp gối là 8kg.
Theo các báo cáo nghiên cứu khoa học, người béo phì có mật độ xương khá là cao. Điều này làm cho chất lượng của hệ xương suy giảm, rất dễ mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có viêm và đau khớp gối.
Tình trạng béo phì kéo dài sẽ làm phá hủy các sụn trong khớp, dẫn đến loãng xương, thoái hóa khớp, đau khớp gối. Ngoài ra, lượng mỡ thừa trong cơ thể sản xuất ra protein cytokine. Protein này phá hủy mô, thay đổi chức năng của tế bào sụn. Mà lượng mỡ thừa càng nhiều thì cơ thể càng sản sinh nhiều protein. Điều này cho thấy béo phì là nguy cơ lớn dẫn đến việc đau khớp gối.
Dinh dưỡng
Cơ thể người cần phải bổ sung các dưỡng chất để phát triển và sinh sống khỏe mạnh. Người bị thiếu dinh dưỡng tại các nhóm chất quan trọng cho xương như canxi, magie, sắt, kali,… đều có khả năng bị đau khớp gối cao hơn người bình thường. Do đó, bạn cần lưu ý bổ sung đầy đủ dưỡng cho cơ thể đầy đủ. Đừng để khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện đau nhức khớp gối mới chữa bệnh.
Yếu tố tại chỗ
Các yếu tố tại chỗ ảnh hưởng đến khớp gối là chấn thương như rách dây chằng, hư hại sụn chêm, dị dạng khớp gối, bệnh lý viêm khớp mạn tính,…. tác động không nhỏ đến đầu gối. Ban đầu sẽ là biểu hiện đau, rồi đến nhức mỏi. Có trường hợp không thể đi lại được vì bệnh đã kéo dài quá lâu.
Cách điều trị, chữa đau khớp gối
Cách chữa đau khớp gối ở người già
Sử dụng thuốc tây
Hiện nay, việc sử dụng thuốc tây để điều trị đau nhức khớp gối là rất phổ biến. Việc sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao, cần phải dựa trên chuẩn đoán và chỉ định của bác sĩ. Người dùng có thể sử dụng:
- Các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc chế phẩm kết hợp giữa paracetamol với tramadol, codein, cafein,…
- Các loại thuốc giảm đau có khả năng chống viêm không chứa steroid ví dụ như ibuprofen, celecoxib, diclofenac,…
- Các loại thuốc có tác dụng bổ trợ khớp gối như glucosamin sulfat, chondroitin sulfat,… Đây là các loại thuốc thường dùng kết hợp với thuốc giảm đau, kháng viêm ở giai đoạn đầu.
Bài thuốc Đông Y
Bên cạnh các loại thuốc tây thì chúng ta cũng có thể sử dụng thuốc Đông Y để điều trị bệnh đau khớp gối. Một số loại dược liệu, bài thuốc Đông Y được sử dụng để trị bệnh đau khớp có thể kể đến như:
Điều trị đau khớp gối bằng củ gừng
Gừng được sử dụng rất nhiều trong việc giảm đau khớp gối. Có thể đắp gừng, bó gừng, chườm nóng gừng và muối để giảm và chữa đau khớp gối.

Điều trị đau khớp gối bằng lá ngải cứu
Ngoài chữa đau khớp gối bằng củ gừng, ngải cứu cũng là một vị thuốc dân gian được tính cao giúp hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Bạn có thể sử dụng ngải cứu để giảm đau theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Rửa sạch 300g ngải cứu sau đó giã nát rồi vắt lấy nước.
- Bước 2: Vắt 2 thìa mật ong vào nước cốt ngải cứu và khuấy đều.
- Bước 3: Uống đều đặn ngày 2 lần sau bữa ăn sáng và tối.
Điều trị đau khớp gối bằng trái nhàu
Trong trái nhàu có chứa canxi giúp củng cố sự vững chắc của bộ xương, giảm loãng xương, ngăn ngừa cơn đau khớp bất chợt,… cắt bỏ những trường hợp đau xương khớp gối không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, trái nhàu còn chứa các hoạt chất kháng viêm, giảm sự viêm khớp nhiễm trùng.
Liệu pháp massage – bấm huyệt
Massage – bấm huyệt là liệu pháp thường được dùng để giảm và chữa đau nhức đầu gối và hệ xương hiệu quả. Có rất nhiều cách để massage – bấm huyệt tại nhà. Cùng tìm hiểu một vài cách đơn giản dưới đây nhé:
- Cách 1: Ngồi ở tư thế để đầu gối hướng về phía trước và bàn chân đặt lên sàn. Nắm tay và vỗ vào đùi trên, đùi dưới, khoảng giữa 10 cái rồi lặp lại điều này 3 lần liên tiếp.
- Cách 2: Ngồi ở tư thế để đầu gối hướng về phía trước và bàn chân đặt lên sàn. Lướt bàn tay đều đến đầu gối rồi thả ra. Thực hiện với mặt ngoài, mặt trong của đùi tương tự như thế, mỗi vị trí 5 lần.
- Cách 3: Ngồi ở tư thế để đầu gối hướng về phía trước và bàn chân đặt lên sàn. Nhấn 4 ngón tay vào đầu gối và di chuyển lên xuống khoảng 5 lần. Sau đó lặp lại các động tác đó xung quanh gối.
- Cách 4: Ngồi ở tư thế để đầu gối hướng về phía trước và bàn chân đặt lên sàn. Đặt lòng bàn tay của bạn lên đùi, lướt xuống dưới, qua phần đầu gối và ngược lên phía đùi ngoài.
Bài tập thể dục
Tập thể dục hàng ngày là cách giữ cho cơ bắp của bạn luôn khỏe mạnh và duy trì được khả năng vận động linh hoạt. Đây đồng thời là cách điều trị viêm khớp cũng như bệnh đau nhức đầu gối thường hay gặp.
Theo các chuyên gia, việc để chân nghỉ ngơi, hạn chế việc cử động có thể giúp chúng ta tránh được những cơn đau nhưng đồng thời cũng có khả năng làm cứng khớp và kéo dài thời gian cần để phục hồi. Theo đó, người bị đau khớp có thể tìm cho mình 1 hoạt động yêu thích để tập luyện mỗi ngày. Chẳng hạn như: Đi xe đạp, đi dạo, bơi lội, thái cực quyền, yoga,…
Tuy nhiên, đối với một vài trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phải nghỉ tập thể dục để tránh các vấn đề liên quan đến sức khỏe không mong muốn có thể xảy ra. Cụ thể như:
- Cơ thể chấn thương
- Đau đầu gối cực kỳ nghiêm trọng
- Triệu chứng chuyển biến nặng và phức tạp hơn
Chế độ ăn uống
Theo một số nghiên cứu khoa học, người bị đau khớp gối nên bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và đặc biệt là hệ xương vào thực đơn mỗi ngày. Các chất được gợi ý như: Collagen, Gelatin, Pectin, Thực phẩm sống,…
Ngoài ra, chúng ta cũng nên tránh việc tiêu thụ các loại sữa, các loại thực phẩm chứa axit, một vài loại rau củ quả như: cà chua, cà tím, khoai tây,… Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp chúng ta cải thiện triệu chứng đau khớp gối một cách hiệu quả.
2.2 Cách phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Ông bà ta có câu “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Vì thế, chúng ta cần có những cách phòng người thoái hóa khớp gối cho bản thân để bảo vệ cơ thể. Để hạn chế, phòng ngừa thoái hóa khớp gối, bạn nên:
2.2.1 Giữ cân nặng hợp lý
Cân nặng hợp lý sẽ giảm áp lực nên cơ thể của chúng ta. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý là điều đầu tiên cần phải được ghi nhớ và áp dụng để bạn có thể ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp nói chung và khớp gối, khớp háng nói riêng một cách hiệu quả.
2.2.2 Tập thể dục
Thường xuyên rèn luyện thể trạng bằng các bài tập phù hợp là một trong những cách phổ biến để duy trì cân nặng hiệu quả và an toàn. Bạn nên tập thể dục 5 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút.
2.2.3 Cân bằng tập luyện và nghỉ ngơi
Tập thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe hệ cơ xương khớp. Nhưng đối với người già, luyện tập quá mức có thể sẽ gây phản tác dụng. Do đó, bạn phải biết cách cân bằng giữa việc tập luyện và nghỉ ngơi.
2.2.4 Làm việc đúng tư thế
Hoạt động đúng tư thế giúp giảm thiểu áp lực tác động vào bề mặt sụn khớp. Bởi lẽ, điều này tạo sự cân bằng lực giữa dây chằng và các mô cơ xung quanh. Thói quen duy trì đúng tư thế khi vận động còn giúp hạn chế sức ép được tạo ra từ tình trạng mất cân đối của cơ thể, đặc biệt ở người già.
3. Kết luận
Bài viết đã gửi đến bạn đọc những thông tin về cách chữa đau khớp gối ở người già. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn. Nếu có nhu cầu mua ghế massage để điều trị, giảm đau khớp gối, hãy liên hệ trực tiếp với Kosima qua số điện thoại: 0562.276.276 hoặc tham khảo tại website: kosima.vn để được tư vấn nhé!
Mua ghế massage hỗ trợ chữa bệnh đau khớp gối ở ngưởi già ở đâu?
Kosima là thương hiệu ghế massage hàng đầu tại Việt Nam và TOP 5 ASEAN. Được hơn 60.000 hộ gia đình tin dùng mỗi năm. Kosima.vn – Nhà phân phối đọc quyền thương hiệu ghế massage Kosima tại Việt Nam.
Trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp ghế massage nhưng rất khó để người mua nhận định được đâu là hàng chuẩn và hàng kém chất lượng. Nếu có nhu cầu mua ghế massage, quý vị có thể tham khảo các sản phẩm được phân phối bởi kosima.vn Đây là địa chỉ uy tín để bạn có thể an tâm mua hàng chính hãng và chất lượng tuyệt vời.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ ngay với Kosima :
- Hotline: 0562.276.276
- Email: kosimavn@gmail.com
Website: http://kosima.vn